Thực hiện Chương trình số 50-CTr/TU ngày 09/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh Hậu Giang đạt mức khá trong khu vực và toàn quốc, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV ban hành Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững giáo dục và đào tạo tỉnh Hậu Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với những nội dung sau:
Tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; các văn kiện của Trung ương và Tỉnh ủy về phát triển giáo dục.
Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 14 tháng 7 năm 2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chiến lược phát triển bền vững giáo dục và đào tạo tỉnh Hậu Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (GỌI TẮT LÀ NGHỊ QUYẾT 16).
Tính đến tháng 12/2023, toàn tỉnh Hậu Giang có 320 trường từ Mầm non đến Trung học Phổ thông; 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh; 7 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên ở các huyện, thị xã, thành phố và 75 Trung tâm Học tập cộng đồng.
Đồng chí Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ Tịch UBND tỉnh trao Bằng khen cho các nhà giáo tiêu biểu trong Hội Nghị Điển hình tiên tiến giai đoạn 2016-2020.
Đồng chí Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trao học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi.
Giáo dục và đào tạo được tỉnh xác định là ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị và người dân trong tỉnh. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Giáo dục tỉnh Hậu Giang được đổi mới căn bản và toàn diện; chất lượng giáo dục được nâng cao và đạt khá trong khu vực, phấn đấu đến năm 2025 đạt 95% các chỉ tiêu giáo dục và đào tạo của cả nước, đến năm 2030 đạt 100%. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, cao đẳng, đại học; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, hình thành xã hội học tập. TỈNH TẬP TRUNG THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ NHƯ SAU:
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển giáo dục:
Tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; các văn kiện của Trung ương và Tỉnh ủy về phát triển giáo dục. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị triển khai thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của tỉnh; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đối với phát triển giáo dục; đặc biệt là phát huy vai trò cấp ủy của đảng ủy, chi ủy trong các cơ sở giáo dục, đưa mục tiêu phát triển giáo dục vào Chương trình hành động của các cấp ủy đảng và các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị hàng năm.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vai trò cấp ủy, chính quyền, liên ngành, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những yếu kém, bất cập trong giáo dục.
Tăng cường công tác quản lý, điều hành của chính quyền trong phát triển giáo dục:
Tăng cường công tác phối hợp giữa ngành giáo dục với các sở, ngành tỉnh và ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển giáo dục.
Đưa chỉ tiêu phát triển giáo dục hàng năm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp để tập trung tổ chức thực hiện.
Đối với quản lý các cơ sở giáo dục:
Từng bước hoàn thiện cơ chế quản trị giáo dục của các cơ sở giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục; chuyển từ “quản lý” sang “quản trị” để cải tiến, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; khuyến khích đổi mới, sáng tạo trong quản lý gắn với thực tiễn các cơ sở giáo dục; giao quyền tự chủ ở mức cao hơn và thực hiện tốt hơn việc dân chủ hóa đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương.
Xây dựng đội ngũ CBQL, GV của tỉnh đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT và triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Thực hiện tốt công tác đánh giá, xếp loại nhà giáo, cán bộ quản lý đúng quy định, thực chất để làm cơ sở cho việc rà soát, sắp xếp đội ngũ và thực hiện chế độ chính sách.
Cử nhà giáo, cán bộ quản lý trẻ, cán bộ dự nguồn trong quy hoạch của ngành giáo dục đi đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để tiếp cận các thành tựu mới của khoa học giáo dục, khoa học quản lý giáo dục, góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.
Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho GV các cấp để đáp ứng yêu cầu của ngành.
Quy hoạch các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên tại các địa phương trong tỉnh theo hướng mở, linh hoạt gắn với việc rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành giáo dục và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch tỉnh, huyện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cụ thể:
Đối với bậc học mầm non, phát triển mạng lưới trường lớp ở các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có nhiều khu, cụm công nghiệp; đảm bảo trường lớp, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi để huy động trẻ trong độ tuổi đến trường. Khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Đối với bậc học phổ thông, phát triển và củng cố mạng lưới cơ sở giáo dục, bảo đảm các điều kiện để triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và chuẩn quốc gia; tích hợp nguồn lực của các chương trình mục tiêu quốc gia để tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục.
Tăng cường liên kết đào tạo với các viện, trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước về giáo dục đại học và cao đẳng; phối hợp với các trường đại học trong và ngoài nước để từng bước xây dựng phân hiệu tại tỉnh Hậu Giang.
Tiếp tục đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng và kiểm định, đánh giá chất lượng dạy học:
Thực hiện phương châm “Học thật, thi thật, nhân tài thật”, từ đó các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục tập trung nâng cao chất lượng giáo dục một cách thực chất, chú trọng giáo dục các giá trị cốt lõi, nhân văn, phát huy tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc. Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, trách nhiệm xã hội và kiến thức pháp luật, ý thức công dân và khát vọng cống hiến cho học sinh, học viên.
Từng bước tạo ra sự chuyển biến mạnh về số lượng và chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học quản lý giáo dục cấp cơ sở và cấp tỉnh. Nâng cao chất lượng việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong các cơ sở giáo dục để khắc phục, cải tiến các khó khăn, bất cập trong quản lý, dạy học và nâng cao chất lượng dạy học, hiệu quả quản lý tại các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Nâng cao chất lượng các dự án nghiên cứu khoa học của học sinh, học viên tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học; sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp quốc gia; Hội thi Tin học trẻ cấp quốc gia.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ trong lĩnh vực giáo dục.
Bà Hồ Thu Ánh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang (đứng giữa bên trái) và lãnh đạo các Sở GD&ĐT, các trường Đại học, Cao đẳng các tỉnh phía Nam dự Hội thảo Hội thảo “Giải pháp Chuyển đổi số nâng cao công tác quản lý và chất lượng giảng dạy” tại Hậu Giang.
Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ:
Triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 3539/QĐ-UBND ngày 27/9/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang triển khai Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2018 - 2025. Sau năm 2025, trên cơ sở định hướng của Trung ương, xây dựng đề án, kế hoạch, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ phù hợp.
Triển khai dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục theo chuẩn đầu ra của các cấp học; từng bước nâng cao chất lượng theo chuẩn quốc tế. Tổ chức cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục có điều kiện. Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn chung của cả nước và quốc tế.
Xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ trong và ngoài nhà trường để CBQL, GV, học sinh phát huy hiệu quả năng lực dạy và học ngoại ngữ. Khuyến khích GV, học sinh tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực hành ngoại ngữ, phát triển hệ thống các sân chơi ngoại ngữ, tổ chức cuộc thi các cấp, khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi toàn quốc, quốc tế về ngoại ngữ.
Tăng cường nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục và đào tạo
Đổi mới cơ chế tài chính và cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục. Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục; phấn đấu chi cho phát triển giáo dục tối thiểu 20% ngân sách từ nguồn chi thường xuyên của cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố. Ưu tiên nguồn tài chính giáo dục để đào tạo, bồi dưỡng GV và đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, các nhiệm vụ trọng điểm của ngành.
Nhu cầu nguồn vốn thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo được cân đối từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ và nguồn ngân sách địa phương. Nguồn ngân sách Trung ương được thực hiện lồng ghép vào các kế hoạch, dự án, đề án, chương trình mục tiêu quốc gia,… có liên quan đến giáo dục và đào tạo tỉnh Hậu Giang. Nguồn ngân sách địa phương thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo được bố trí trong dự toán ngân sách của tỉnh, thành phố, thị xã, huyện đến năm 2030 bao gồm: nhu cầu kinh phí xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất; kinh phí các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ đào tạo của GV các cấp theo quy định; kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 do UBND tỉnh quyết định theo thẩm quyền.
Huy động và thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước để tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục. Vận động, thu hút nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ phi Chính phủ của các nhà tài trợ nước ngoài cho giáo dục; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, tài trợ cho giáo dục địa phương.
Để thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được đề ra tại Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 14 tháng 7 năm 2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chiến lược phát triển bền vững giáo dục và đào tạo tỉnh Hậu Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, toàn ngành giáo dục sẽ tập trung mọi nguồn lực để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó cần sự quan tâm hỗ trợ của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp để sự nghiệp giáo dục nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng bước lên một tầm cao mới.