Chương trình mới, vấn đề cũ: Quan điểm của giáo viên về việc đổi mới chương trình giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam

Sự nổi lên của tiếng Anh như một ngôn ngữ chung toàn cầu, cùng với tác động sâu sắc của toàn cầu hóa, đã thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách thực hiện dự án ngoại ngữ quốc gia nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh phổ thông. Chương trình giảng dạy và sách giáo khoa tiếng Anh mới được phát triển, tuân thủ các nguyên tắc Giảng dạy Ngôn ngữ Giao tiếp (CLT). Bài viết này tìm hiểu thái độ và hiểu biết của giáo viên về chương trình giảng dạy cũng như nền tảng sư phạm của chương trình mới.

Toàn cầu hoá và nền kinh tế toàn cầu đã trở thành những thuật ngữ quen thuộc của thiên niên kỷ mới. Tiếng Anh đã trở thành phương tiện ngôn ngữ để tăng cường thương mại và thương mại quốc tế, và sự lan toả rộng rãi của tiếng Anh là một khía cạnh không thể phủ nhận của quá trình này. Cũng do vậy, các nước đang phát triển đang chịu áp lực phải gia tăng số lượng người dân sử dụng tiếng Anh thành thạo để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia hội nhập tốt hơn với thế giới. Việt Nam gần đây đã áp dụng cải tiến chương trình giảng dạy tiếng Anh ở các cấp học và sáng kiến này đã cung cấp bối cảnh và dữ liệu cho nghiên cứu này. Dự án 2020 được công bố vào năm 2008 với các mục tiêu cụ thể về thành tích tiếng Anh của học sinh đạt được vào năm 2020. Là một phần của cải cách, nội dung chương trình giảng dạy được cung cấp trong bộ sách giáo khoa mới và các nguyên tắc Giảng dạy Ngôn ngữ Giao tiếp được quy định là phương pháp sư phạm để thực hiện chương trình giảng dạy.

Điều nổi bật cần lưu ý là việc triển khai chương trình giảng dạy và phương pháp sư phạm mới ở cấp quốc gia mang lại những thách thức to lớn. Nhiều yếu tố liên quan lẫn nhau bao gồm sự khac sbieejt quan điểm của các bên liên quan, nhu cầu nguồn nhân lực và vật chất, các yêu cầu của quốc gia và địa phương đều có tác động tích cực. Ngoài những vấn đề này, còn có những vấn đề sâu xa hơn, bao gồm thái độ và hiểu biết của giáo viên về chương trình giảng dạy mới, v.v... Trên thực tế, có rất ít nghiên cứu tìm hiểu giáo viên Việt Nam thực sự nghĩ gì và biết gì về chương trình giảng dạy mới, các nguyên tắc sư phạm và tiền đề của nó. Bài viết này nằm trong một nghiên cứu lớn hơn nhằm khám phá các quy trình và thực tiễn của chương trình giảng dạy tiếng Anh mới cho các trường trung học phổ thông ở Việt Nam, cố gắng làm sáng tỏ khoảng trống nghiên cứu hiện có.

Nguồn ảnh: Mỹ Dung

Cụ thể, nghiên cứu nhằm mục đích làm sáng tỏ các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Thái độ của giáo viên THPT đối với chương trình mới như thế nào?; (2) Các giáo viên hiểu như thế nào về chương trình giảng dạy mới và nền tảng sư phạm của nó?; (3) Giáo viên nhận thấy những thách thức nào đối với chương trình giảng dạy mới?

​Kết quả của nghiên cứu này đã tiết lộ thái độ tiêu cực và mối lo ngại của giáo viên về tính khả thi của các mục tiêu chương trình giảng dạy mà họ cho là quá tham vọng. Quan điểm chung là những học sinh có thành tích cao có thể đạt được Trình độ B1 như kì vọng, nhưng lại quá thách thức đối với những học sinh ở mức trung bình trở xuống. Trên cơ sở đó, các giáo viên không hoàn toàn tán thành tính khả thi của chương trình này. Các giáo viên tham gia trả lời phỏng vấn trong nghiên cứu cũng thể hiện sự hiểu biết chưa chặt chẽ về các nguyên tắc Giảng dạy Ngôn ngữ Giao tiếp, phương pháp sư phạm làm nền tảng cho việc cải cách chương trình giảng dạy. Nhiều rào cản khác nhau đối với chương trình giảng dạy giao tiếp mới đã được các giáo viên chỉ ra, làm dấy lên quan ngại về việc liệu chương trình giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp mới có thực sự hiệu quả trong bối cảnh dạy và học ở các địa phương tại Việt Nam hay không.

Vân An lược dịch

Nguồn:

Vu, T., & Nguyen, T. H. L. (2021). New curriculum, existing problems: Teacher perception of the English language curriculum renewal in Vietnam. Electronic Journal of Foreign Language Teaching, 19(1), 207–224. https://doi.org/10.56040/mcla1827

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19