Mở rộng giáo dục đại học và nguồn lực giáo viên ở Trung Quốc (giai đoạn 1990-2005)

Nghiên cứu chỉ ra rằng, có sự gia tăng đáng kể không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng giáo viên trong giai đoạn 1990–2005. Việc tuyển dụng giáo viên đã trở nên theo định hướng thị trường và linh hoạt hơn, trong việc thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học có năng lực từ thấp đến trung bình vào giảng dạy trong một môi trường ngày càng được phân cấp và cạnh tranh.

Các trường công chiếm ưu thế trong giáo dục K-12 ở hầu hết các nước, với lương giáo viên thường chiếm hơn 70% ngân sách trường học. Với những tác động chính sách về chất lượng giáo dục và tài chính công, nguồn cung giáo viên đã trở thành trung tâm của nghiên cứu chính sách giáo dục trên toàn thế giới. Là quốc gia đã chuyển đổi từ một trong những nước nghèo nhất sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ trong hơn bốn thập kỷ, Trung Quốc đưa ra một trường hợp điển hình đặc biệt thú vị. Trong khi sự đóng góp tổng thể của vốn con người vào sự phát triển kinh tế phi thường được ước tính là khoảng 40%, các cơ chế cơ bản vẫn chưa được hiểu rõ.

Giai đoạn 1990–2005 có thể được coi là “giai đoạn tái cơ cấu hệ thống” về công tác đào tạo giáo viên ở Trung Quốc, với sự ra đời của Luật Giáo viên năm 1993 và Quy định cấp chứng chỉ giáo viên năm 1995. Chính quyền cấp tỉnh và cấp dưới tỉnh được giao trách nhiệm quản lý và tài trợ cho các trường học, nhằm thúc đẩy cạnh tranh và huy động tốt hơn các nguồn bổ sung từ chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, do sự bất bình đẳng đáng kể trong phát triển kinh tế và nguồn nhân lực giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn vào đầu những năm 1990, mục tiêu chính sách nhằm nhanh chóng chuyên nghiệp hóa giáo viên trên quy mô quốc gia là rất khó khăn.

Bài viết này có ít nhất hai đóng góp. Bài viết ghi lại sự mở rộng giáo dục đại học chưa được khám phá trước đây ở Trung Quốc vào đầu những năm 1990 trong bối cảnh có sự chuyển đổi lớn trong giáo dục trung học, được chứng minh bằng sự gia tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng giáo viên trong giai đoạn 1990-2005. Thứ hai, sử dụng việc mở rộng giáo dục đại học ở Trung Quốc vào đầu những năm 1990 là tác động nhân quả đối với việc mở rộng nguồn cung cấp giáo viên có trình độ đại học và thị trường lao động chất lượng cao (ngoài giáo viên). Và nếu không có sự mở rộng trước đó vốn làm tăng đáng kể cả số lượng và chất lượng giáo viên trung học, thì đợt Mở rộng Đại học tiếp theo giúp tăng số lượng tuyển sinh đại học lên gấp 5 lần từ năm 1998 đến năm 2008 đã không thể duy trì được do tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng trong nguồn cung giáo viên trung học. Và do đó, nghiên cứu chỉ ra rằng,  sự phát triển về nguồn cung giáo viên (đặc biệt là nữ), đặc biệt là giáo viên có trình độ đại học, có thể là động lực chính tạo nên sự chuyển đổi hàng loạt của giáo dục trung học Trung Quốc.

Bạn đọc muốn tìm hiểu sâu sắc hơn có thể tìm đọc tài liệu tham khảo dưới đây.

Khánh Hà lược dịch

Tài liệu tham khảo

Dai, F., Xu, L., & Zhu, Y. (2022). Higher education expansion and supply of teachers in China. China Economic Review, 71, 101732. https://doi.org/10.1016/j.chieco.2021.101732

Bạn đang đọc bài viết Mở rộng giáo dục đại học và nguồn lực giáo viên ở Trung Quốc (giai đoạn 1990-2005) tại chuyên mục Nghiên cứu và Công bố quốc tế của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19