3 bước để chấp nhận sự thất bại trong học tập: Nhận ra, Đón nhận và Tiếp thu

Nhiều người không nhìn những nỗ lực để đạt được mục đích. Quá trình học tập hay quá trình tiếp thu tri thức mới thường đầy thất bại, được đặc trưng bởi hàng giờ thử và sai để đạt được điều gì đó “đúng”. Bài báo của hai tác giả Kenan Kok Xiao-Feng & Oran Devilly khuyến khích chúng ta nên học cách tôn vinh quá trình cũng như kết quả đạt được thông qua 3 bước: nhận ra thất bại, đón nhận thất bại và tiếp thu thất bại.

Sự thất bại - đó là một từ đồng nghĩa với sự thiếu thành công và có thể bị nhiều người khó chấp nhận được, đặc biệt là ở các xã hội châu Á nơi thành tích học tập được đề cao và tôn vinh. Trong số các sinh viên ở Singapore, không có gì lạ khi các em nhấn mạnh vào việc đạt được “điểm tốt”, vì đây được coi là dấu hiệu của sự thành công trong học tập – và thành công nói chung. Không đạt được điểm tốt đều có khả năng bị coi là thất bại. Nhận thức này dường như bắt nguồn từ suy nghĩ phổ biến rằng đạt được điểm cao sẽ có triển vọng việc làm tốt hơn. Cách suy nghĩ này không hoàn toàn sai, vì điểm tốt làm tăng thêm giá trị cho CV của sinh viên và được coi là minh chứng cho khả năng suy nghĩ của một nhân viên tương lai. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không nhìn thấy là những nỗ lực rất nhiều để đạt mục đích. “Quá trình”, như cách chúng ta sẽ gọi tên nó, thường đầy thất bại, được đặc trưng bởi hàng giờ thử và sai để đạt được điều gì đó “đúng”. Bất chấp những nỗ lực như vậy, sự thành công không được đảm bảo. Ngay khi một người nghĩ rằng thành công đã đến gần, thì bất ngờ có thể đến – và thất bại xảy ra sau đó. Do vậy, thất bại là một kết quả có thể xảy đến hơn nhiều so với thành công.

Ví dụ, một sinh viên đạt điểm kém cho mô-đun nhập môn lập trình phần mềm vào năm thứ nhất đại học nhưng sau đó hoàn thành xuất sắc trong mô-đun nâng cao năm thứ ba cùng một chủ đề. Quá trình này không nên bị bỏ qua vì có thể sinh viên đã dành vô số thời gian để cố gắng nắm bắt các khái niệm chính và cách áp dụng chính xác trong khoảng từ năm thứ nhất đến năm thứ ba trước khi nắm vững nội dung và kĩ năng lập trình phần mềm vào năm thứ tư. Quá trình này thường không được chú ý. Nếu chúng ta thực sự muốn hiểu về “thành công” thì nên cân nhắc và công nhận quá trình nhiều hơn. 

Do đó, Kenan Kok Xiao-Feng & Oran Devilly đưa ra 3 lời khuyên có thể hữu ích cho đội ngũ giáo viên áp dụng vào thực tiễn giảng dạy. Chúng được tóm tắt như sau: nhận ra thất bại, đón nhận thất bại và tiếp thu thất bại. 

Đầu tiên, nhận ra thất bại là thừa nhận sự hiện diện của nó. Tuy nhiên, việc chấp nhận thất bại thì dễ diễn đạt, nhưng cách một người phản ứng với nó mới là điều quan trọng. Các hành động và hành vi sau một thất bại tiết lộ nhận thức bên trong của một người về nó. Sự thừa nhận thất bại thông qua lời nói có thể chỉ là “một mặt của đồng tiền xu” che giấu nhận thức thực sự của một người về nó. Do đó, việc thừa nhận thất bại phải vượt ra ngoài lời nói và được thể hiện thông qua hành động. Trong bối cảnh giảng dạy, điều này có thể bao gồm việc dành thời gian để gặp gỡ những sinh viên đã “thất bại” và tìm hiểu xem điều đó đã xảy ra như thế nào hoặc tại sao, đồng thời đưa ra lời khẳng định và khuyến khích những học sinh này. 

Thứ hai, đón nhận thất bại là đón nhận nó một cách tự nguyện và nhiệt tình. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi trong suy nghĩ về thất bại là gì hoặc nó đại diện cho điều gì. Chấp nhận thất bại liên quan đến việc xem nó như một bước đệm hướng tới thành công hoặc nhấn mạnh nó như một giai đoạn nhất thời được biểu thị bằng quá trình thử sai lặp đi lặp lại. Do đó, thất bại không được coi là kết thúc mà là phương tiện để hướng tới một mục đích khác. Nói cách khác, thất bại được coi là hữu ích bởi vì nó giúp người ta tiến gần hơn đến mục tiêu thành công. Về mặt thực tế, các nhiệm vụ học tập có thể được thiết kế để sinh viên thất bại một cách hiệu quả để họ nhận ra những hạn chế trong kiến thức hiện tại của mình (ví dụ, thiết kế học tập thất bại hiệu quả của Manu Kapur). Làm như vậy cũng có thể khuyến khích các nhà giáo dục nắm bắt những giới hạn về kiến thức hiện tại của người học và có thể thúc đẩy họ tìm kiếm tri thức mới để giải quyết các nhiệm vụ trong tầm tay. 

Thứ ba, một khi thất bại được chấp nhận, thì nó cần được ăn mừng, và việc ăn mừng thất bại này cần phải trở thành một phần của văn hóa. Đây là những gì chúng ta gọi là “sự hội nhập văn hóa của sự thất bại”. Ở đây, sự hòa nhập văn hóa của thất bại không phải là sự bình thường hóa thất bại hay cái cớ để thất bại mà là một thực hành gắn liền với một nền văn hóa ca ngợi sự chăm chỉ và nỗ lực đã trải qua, bất kể kết quả ra sao. Công việc được đưa vào dẫn đến thất bại hiếm khi được tôn vinh và thậm chí đôi khi còn bị chỉ trích thẳng thừng vì đã gây ra thất bại. Điều này có nghĩa là tất cả thất bại nên được ăn mừng? Không, chắc chắn là không. Nó chủ yếu phụ thuộc vào hoàn cảnh đằng sau sự thất bại. Nếu không có nỗ lực nào và dẫn đến thất bại, thì có lẽ nó không đáng được ăn mừng, vì thất bại là điều không thể tránh khỏi. Do đó, sự hòa nhập văn hóa của thất bại đang truyền (trong một nền văn hóa) sự tôn vinh nỗ lực, bất kể kết quả ra sao. Ví dụ, các nhà giáo dục có thể tạo thói quen thưởng cho những học sinh bắt đầu với điểm kém nhưng đã thể hiện tinh thần làm việc cao và đã có những cải thiện ổn định về điểm bài tập theo thời gian.

Trong bối cảnh tại Việt Nam, tất cả điều này nghe có vẻ đơn giản và hợp lí về mặt lý thuyết, nhưng có thể không dễ dàng để đưa vào thực tế. Vì vậy, chúng ta nên cố gắng hướng tới việc tạo ra các phương pháp và tư duy giúp nhận ra, chấp nhận và đưa thất bại vào lớp học của mình.

Bạn đọc có thể tìm đọc thêm thông tin về vấn đề này tại:

Vai trò của thất bại trong học tập: Một nghiên cứu trường hợp nhằm thúc đẩy sự cố gắng ở sinh viên 

Huyền Đức lược dịch

Nguồn:

Xiao-Feng, K. K., & Devilly, O. (2023, January 7). Three steps to accepting failure: recognise, embrace and enculturate. Times Higher Education. https://www.timeshighereducation.com/campus/three-steps-accepting-failure-recognise-embrace-and-enculturate 

Bạn đang đọc bài viết 3 bước để chấp nhận sự thất bại trong học tập: Nhận ra, Đón nhận và Tiếp thu tại chuyên mục Nghiên cứu và Công bố quốc tế của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19