Chính sách chấp thuận bản thảo tiền xuất bản (preprint) của các tạp chí khoa học xã hội khu vực châu Á năm 2020

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên quy mô toàn cầu, xu hướng chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới trên các nền tảng công bố tiền xuất bản (preprint) đang nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học hơn bao giờ hết. Preprint đã được ghi nhận là phương pháp chính để phổ biến các thành tựu nghiên cứu mới nhất, hiệu quả hơn so với các ấn phẩm xuất bản truyền thống.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các hạ tầng công nghệ cho phép xử lí dữ liệu quy mô lớn, việc tích hợp và phân tích dữ liệu nghiên cứu liên ngành đã mang đến những tiến bộ đáng ghi nhận trong công tác nghiên cứu khoa học. Việc từng bước giảm bớt các giới hạn truy cập đối với dữ liệu nghiên cứu độc quyền đã tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu tăng cường chia sẻ và hợp tác, đồng thời thúc đẩy các phương pháp tiếp cận lấy dữ liệu làm yếu tố trung tâm. Đáp ứng xu hướng nghiên cứu mới này, các tạp chí chuyên đăng tải các công trình sử dụng phương pháp trọng tâm là các phương pháp của khoa học dữ liệu đã nổi lên với một số ưu điểm như: chuẩn hoá công nghệ xử lý và chia sẻ dữ liệu, tổ chức, xác minh, thẩm định dữ liệu và bình duyệt các công trình nghiên cứu dựa trên những dữ liệu này. Mặc dù vậy, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về trải nghiệm của các nhà nghiên cứu khi công bố bài viết trên các tạp chí chuyên về phương pháp dữ liệu. Đây chính là chủ đề nghiên cứu mà nhóm tác giả Jungyeoun Lee và Jihyun Kim muốn khám phá.

Phương pháp nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phương pháp định tính, với mục tiêu tìm hiểu các động lực và trải nghiệm của các nhà nghiên cứu khi gửi bài đến các tạp chí chuyên về phương pháp dữ liệu. Hình thức thu thập dữ liệu là phỏng vấn trực tiếp một số học giả sử dụng các bảng phỏng vấn bán cấu trúc. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng mã hóa và phân cụm đơn vị ngữ nghĩa. Để đánh giá và đảm bảo tính đại diện của các đáp viên, các tác giả đã lên danh sách 79 tạp chí dữ liệu đã được lập chỉ mục trong cơ sở dữ liệu và chọn ra bốn tạp chí trong đó các bài báo sử dụng phương pháp dữ liệu làm phương pháp chính chiếm từ 20% trở lên trong tổng số bài báo xuất bản. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với các nhà nghiên cứu, yếu tố quan trọng nhất mà các tạp chí chuyên về phương pháp dữ liệu có được là việc những tạp chí này rất hữu ích trong việc giúp các nhà nghiên cứu có được sự ghi nhận của cộng đồng học thuật đối với công sức họ đã bỏ ra trong quá trình nghiên cứu khoa học. Do các dữ liệu nghiên cứu (được lưu trong các kho dữ liệu) gắn với từng bài báo khoa học cụ thể đều được kiểm tra thông qua quy trình bình duyệt chuyên biệt của các tạp chí dạng này, nên tính xác thực, chính xác, khả năng tái sử dụng và độ tin cậy của các dữ liệu nghiên cứu được đảm bảo. Thêm vào đó, các tạp chí chuyên về phương pháp dữ liệu cung cấp cơ sở cho việc chia sẻ dữ liệu giữa các nhà khoa học (thông qua các kho dữ liệu chung) và hỗ trợ các nghiên cứu sau kế thừa những dữ liệu từ các công trình đã xuất bản trước đó.

Nhìn chung, các tác giả nhận định các tạp chí chuyên về phương pháp dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng đối với các công trình nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận chính là phương pháp dữ liệu. Các bài nghiên cứu sử dụng phương pháp dữ liệu đăng tải trên các tạp chí dạng này được cộng đồng học thuật ghi nhận (thông qua số lượt trích dẫn) tương đương với các tạp chí truyền thống. Tuy nhiên, từ kết quả phỏng vấn, vẫn có một số nhà nghiên cứu nghi ngờ điều này và cho rằng mức độ ghi nhận trong giới khoa học đối với các bài viết đăng tải trên những tạp chí này vẫn thấp hơn so với các tạp chí khoa học truyền thống. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn đánh giá cao tính hữu ích của các tạp chí dữ liệu, và tin rằng những tạp chí này nên phát triển thêm các kênh truyền thông khác trong cộng đồng học thuật nhằm thúc đẩy việc chia sẻ và tái sử dụng dữ liệu giữa các nhà nghiên cứu.

Vân An lược dịch

Nguồn: 

Lee, J., & Kim, J. (2021). Korean researchers’ motivations for publishing in data journals and the usefulness of their data: a qualitative study. Science Editing, 8(2), 145–152. https://doi.org/10.6087/kcse.246

Ghi chú: Các quan điểm của tác giả không hẳn là quan điểm của Tạp chí Giáo dục.

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19