Chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu, ở đó, nhu cầu của người học luôn thay đổi. Vì học tập là một quá trình liên tục, các phương pháp giảng dạy luôn phải được tinh chỉnh và kiểm chứng mức độ hiệu quả theo thời gian.
Đã hơn một năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu hoành hành trên phạm vi toàn thế giới. Các trường học đã phải liên tục thích ứng với những thách thức trong suốt một năm qua. Và giờ đây là lúc để cùng ngồi lại, đánh giá về một số ưu tiên trong giáo dục.
Ưu tiên sự kết nối trước nội dung
Việc xây dựng kết nối giữa giáo viên và học sinh luôn là một ưu tiên. Và điều này càng được thể hiện một cách rõ nét trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Trong thời gian này, chắc hẳn chúng ta đều nhất trí rằng việc xây dựng các mối quan hệ và các cộng đồng gắn kết đã trở thành một thách thức lớn. Các áp lực đang ngày càng gia tăng đối với tất cả mọi người, vậy làm thế nào để vượt qua và phát triển? Dưới đây là một số chiến lược mà bạn có thể tham khảo:
- Giáo viên và học sinh có thể cùng đặt ra những kỳ vọng chung hay không?
- Làm thế nào để học sinh tập trung xây dựng các kết nối cá nhân nhưng vẫn chú ý tới sự hiện diện của giáo viên để vẫn thể hiện sự tôn trọng và liên kết đối với họ?
- Làm thế nào để củng cố những mối quan hệ ngang hàng (với bạn bè)?
- Làm thế nào để kết hợp các hành vi học tập xã hội và cảm xúc (SEL)?
Phải hướng đến sự tăng tốc, đừng dừng lại sửa chữa những sai lầm
Có câu “Càng ít nghĩa là càng nhiều”. Và “ít” ở đây không có nghĩa là chúng ta bớt nghiêm khắc với bản thân. Sự thực là, sự gián đoạn xã hội do đại dịch Covid-19 gây ra đem lại cho chúng ta cơ hội để suy nghĩ lại về các cấu trúc xã hội và định nghĩa lại các vai trò. Chúng ta có thể sắp xếp lại thứ tự ưu tiên của các tiêu chuẩn, tập trung hơn vào các nội dung mang tính phê phán, và bồi dưỡng thêm cho học sinh về chuyên môn sâu. Dưới đây là một số phương pháp có thể áp dụng để trao quyền cho học sinh được “học”, “không học” và “học lại”:
- Những quan điểm, khung kiến thức và hành vi nào giúp loại bỏ các rào cản và giúp chúng ta đáp ứng được nhu cầu của mọi học sinh?
- Làm thế nào để chúng ta “đảo ngược vai trò” và trở thành người lắng nghe những câu hỏi của học sinh?
- Chúng ta có thể thiết kế lại bài giảng để lắng nghe quan điểm và sự lựa chọn của các em?
Suy nghĩ lại về các tiêu chí của sự thành công
Chúng ta không thể giữ lại tất cả những hệ thống đánh giá học sinh truyền thống của quá khứ. Chúng ta phải tạo ra những tiêu chí phù hợp mới về sự thành công, trong đó trọng tâm là phải dành sự khen ngợi cho tất cả những học sinh đã hoàn thành được chương trình học. Hãy suy nghĩ lại về những cách tiếp cận “một quan điểm áp dụng cho tất cả mọi người” khi bàn về chương trình học và việc kiểm tra, đánh giá, bằng cách nhìn nhận về các học sinh một cách toàn diện. Làm thế nào để tìm ra những cách thức mới nhằm giúp học sinh tiếp cận được với tất cả các nội dung của chương trình học? Những quan điểm mới này có thể giúp thúc đẩy học sinh tự kiểm soát sự tiến bộ của chính bản thân mình, đồng thời tối đa hoá sự phát triển về trí tuệ, kĩ năng xã hội và cảm xúc. Dưới đây là một số ý tưởng để cải tiến các tiêu chí của sự thành công:
- Chúng ta có thể lấy 5 năng lực SEL làm cơ sở để đánh giá sự thành công của học sinh hay không?
- Làm thế nào để xây dựng các mối quan hệ thực sự phục vụ cho việc học tập của học sinh?
- Làm thế nào để học sinh cùng tham gia xây dựng các mục tiêu sử dụng các chỉ số đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn để cùng xây dựng các tiêu chí thành công rõ ràng cho chính các em?
Vân An lược dịch
Nguồn
Lauren Kaufman, Lainie Rowell (2021). Revisiting and Rethinking Our Priorities. Edutopia.
Ghi chú: Những quan điểm của tác giả không hẳn là quan điểm của Tạp chí Giáo dục.