Một nghiên cứu mô phỏng để phát hiện và ngăn chặn “fake news”

Để cải thiện hiểu biết về tin tức và giảm sự lan truyền của thông tin sai lệch, nhà nghiên cứu và tác giả chính của Trung tâm An ninh mạng NYUAD, Nicholas Micallef, là thành viên của nhóm đã thiết kế 'Fakey', một trò chơi mô phỏng nguồn cấp tin tức trên mạng xã hội và nhắc người chơi sử dụng các tín hiệu có sẵn để nhận ra và xem xét kỹ lưỡng nội dung đáng ngờ và tập trung vào thông tin đáng tin cậy.

Khi mọi người trên khắp thế giới ngày càng nhận được tin tức sai lệch từ phương tiện truyền thông trực tuyến, chẳng hạn như mạng xã hội. Vấn đề nhanh, mới bây giờ không còn quá quan trọng. Vấn đề chất lượng của thông tin, tính chính xác của thông tin đang được bạn đọc cũng như nhiều tổ chức truyền thông đặc biệt quan tâm.

Để cải thiện hiểu biết về tin tức và giảm sự lan truyền của thông tin sai lệch, nhà nghiên cứu và tác giả chính của Trung tâm An ninh mạng NYUAD, Nicholas Micallef, là thành viên của nhóm đã thiết kế 'Fakey', một trò chơi mô phỏng nguồn cấp tin tức trên mạng xã hội và nhắc người chơi sử dụng các tín hiệu có sẵn để nhận ra và xem xét kỹ lưỡng nội dung đáng ngờ và tập trung vào thông tin đáng tin cậy. Người chơi có thể chia sẻ (share), thích (like) hoặc xác minh (fact check) tính xác thực của từng bài báo.

Trong nghiên cứu "Fakey: A Game Intervention to Improve News Literacy on Social Media" được công bố trong Thư viện kỹ thuật số ACM, Micallef và các đồng nghiệp của ông thuộc Đại học Indiana, trình bày phân tích các tương tác với Fakey, được phát hành cho công chúng dưới dạng một ứng dụng web và di động với dữ liệu được thu thập sau 19 tháng sử dụng. Các cuộc phỏng vấn đã được thực hiện để xác minh sự hiểu biết của người chơi về các yếu tố trong trò chơi. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng càng nhiều người chơi tương tác với các bài báo trong trò chơi, thì kỹ năng phát hiện nội dung đáng tin cậy của họ càng trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, việc chơi trò chơi không ảnh hưởng đến khả năng của người chơi trong việc nhận ra nội dung có vấn đề. Nghiên cứu sâu hơn sẽ giúp xác định mức độ cần thiết của trò chơi để có thể phân biệt giữa nội dung hợp pháp và nội dung có vấn đề.

Từ nghiên cứu đó, các trò chơi như Fakey, có thể được cung cấp như một công cụ cho người dùng mạng xã hội. Ví dụ: các nền tảng truyền thông xã hội có thể tiến hành các bài tập thường xuyên (tương tự như “các cuộc diễn tập lừa đảo” được sử dụng trong các tổ chức đào tạo về bảo mật cho nhân viên) trong đó người dùng thực hành xác định các bài báo có vấn đề. Hoặc, những trò chơi như vậy có thể được tích hợp vào chương trình giảng dạy về kiến ​​thức truyền thông trong trường học.

Các nguyên tắc và cơ chế được Fakey sử dụng có thể thông báo cho thiết kế của chức năng truyền thông xã hội theo cách cho phép mọi người phân biệt giữa nội dung đáng tin cậy và nội dung giả mạo trong nguồn cấp dữ liệu tin tức của họ và tăng khả năng hiểu biết kỹ thuật số của họ.

Dưới đây là hình ảnh về giao diện của trò chơi:

 

 

Lược dịch: Lương Ngọc

Nguồn: https://phys.org/news/2021-04-simulator-fake-news.html

Chú ý: Những quan điểm của tác giả không hẳn là quan điểm của Tạp chí Giáo dục.

Bạn đang đọc bài viết Một nghiên cứu mô phỏng để phát hiện và ngăn chặn “fake news” tại chuyên mục Chính sách và thực tiễn giáo dục của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19