Dù được triển khai trong thời gian ngắn và gặp nhiều khó khăn nhưng việc thí điểm Học bạ số ở bậc tiểu học đã đạt kết quả tích cực, là tiền đề quan trọng để có thể triển khai đại trà trong năm học 2024-2025.
Trong những năm qua, công tác tuyển sinh đại học đã có nhiều đổi mới, ngày càng hoàn thiện hơn nhằm hướng đến mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho thí sinh, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội đồng thời giúp các trường tuyển được những thí sinh tốt nhất.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, chuyển đổi số được sử dụng tối ưu ở tất cả các lĩnh vực trong đó có giáo dục và đào tạo. Điều này đỏi hỏi cấp thiết về việc trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng công nghệ một cách hiệu quả, an toàn.
Trong một thời gian dài, việc học Văn ở một số nơi đã xảy ra tình trạng học theo khuôn mẫu, lối mòn, học vẹt, học thuộc lòng, học chỉ để lấy điểm. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy, học, đánh giá môn Ngữ văn vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để cả giáo viên và học sinh được thực sự phát triển năng lực bản thân mình.
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là một trong những trường đại học tư thục đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 30.000 sinh viên theo học. Lấy tôn chỉ "Tri thức - Đạo đức - Sáng tạo" làm kim chỉ nam, nhà trường không ngừng phấn đấu để đào tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao, toàn diện, đáp ứng mọi yêu cầu ngày càng khắt khe của xã hội và người học.
Với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW, những năm qua, các địa phương, nhà trường luôn chú trọng xây dựng văn hóa học đường cho học sinh. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện nhân cách, đạo đức và phẩm chất cho học sinh, từ đó thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, hướng tới việc xây dựng một môi trường sư phạm an toàn, lành mạnh.
Việc mở ngành đào tạo công nghệ vi mạch, bán dẫn đang trở thành xu hướng của các cơ sở đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường và đón đầu chính sách phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với các trường đại học khi mở ngành là phải chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên đủ trình độ, tìm kiếm doanh nghiệp hợp tác để đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng khắt khe của thị trường lao động.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố kết quả khảo sát PISA Việt Nam năm 2022. Kết quả này được công bố công khai từ bài khảo sát về Toán, Đọc, Khoa học của đại diện nhóm học sinh 15 tuổi ở Việt Nam.
Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.
Không thể phủ nhận, những năm gần đây, việc dạy và học tiếng Anh ngày càng được quan tâm không chỉ với những cơ sở giáo dục mà lan tỏa tính tích cực đến với học sinh, phụ huynh bởi đều nhận thức được rằng ngôn ngữ này sẽ trở thành một công cụ trong tương lai chứ không chỉ là một môn học đơn thuần. Tuy vậy, để tiếng Anh có thể trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức.
Với việc tăng hơn 24.000 học sinh ở các bậc học, năm học 2024 - 2025, Thành phố Hồ Chí Minh đã sắp xếp, triển khai các điều kiện đam bảo để thực hiện đúng kế hoạch giáo dục của năm nay.
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU) là một trong những cơ sở giáo dục đại học tư thục hàng đầu tại Việt Nam. Thành lập năm 1999, trường đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn chất lượng đào tạo, trở thành địa chỉ uy tín được nhiều thế hệ học sinh và phụ huynh lựa chọn. Với tôn chỉ "Tri thức - Đạo đức - Sáng tạo", NTTU luôn hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước.
“Chất lượng giáo dục phổ thông đại trà và mũi nhọn ngày càng nâng cao, được thế giới ghi nhận” là một nhận định được Bộ Chính trị nêu trong Kết luận 91-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, công nghệ thông tin, du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn... đang được đẩy mạnh phát triển tại các cơ sở giáo dục thường xuyên, đóng góp quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực một cách toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo.
Đổi mới chương trình giáo dục ngoại ngữ thứ hai đã thúc đẩy ngày càng nhiều nghiên cứu tìm hiểu tính hiệu quả cũng như nhận thức và thực tiễn của giáo viên. Bài báo này đã mở rộng hướng nghiên cứu trên bằng cách sử dụng quan điểm xã hội học, một hướng đi mà ít công trình trước đây sử dụng để khám phá nhận thức của giáo viên ngoại ngữ, nhằm tìm hiểu sự hiểu biết, kiến thức và niềm tin của giáo viên về cũng như cách họ triển khai chương trình dạy học môn tiếng Anh đổi mới ở Việt Nam.
Tổng quan về các phương pháp dạy viết trên thế giới cho học sinh hiện nay gồm ba quan niệm chính: tiếp cận sản phẩm, tiếp cận quy trình, và tiếp cận thể loại. Bài viết này đề xuất sự thay đổi trong phương pháp dạy viết để tối ưu hóa hiệu quả. Giáo viên có thể áp dụng các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào loại văn bản cụ thể, hoặc kết hợp cả tiếp cận theo tiến trình và theo thể loại. Việc đồng bộ nhiều biện pháp để phát triển sáng tạo viết của học sinh và giảm hiện tượng sao chép văn mẫu.
Nghiên cứu của tác giả Yen Thi Xuan Nguyen và cộng sự tìm hiểu nhu cầu phát triển chuyên môn của các giáo viên tiểu học Việt Nam, thông qua phỏng vấn sâu cá nhân đối với 10 giáo viên đang công tác tại 10 trường tiểu học tại một thành phố lớn ở Việt Nam.
Đổi mới chương trình giáo dục ngoại ngữ thứ hai đã thúc đẩy ngày càng nhiều nghiên cứu tìm hiểu tính hiệu quả cũng như nhận thức và thực tiễn của giáo viên. Bài báo này đã mở rộng hướng nghiên cứu trên bằng cách sử dụng quan điểm xã hội học, một hướng đi mà ít công trình trước đây sử dụng để khám phá nhận thức của giáo viên ngoại ngữ, nhằm tìm hiểu sự hiểu biết, kiến thức và niềm tin của giáo viên về cũng như cách họ triển khai chương trình dạy học môn tiếng Anh đổi mới ở Việt Nam.
Nhà trường, thầy cô giáo trong giai đoạn hiện nay không chỉ đơn giản là lên lớp với những bài giảng mà còn để học sinh thấy được ngôi trường, lớp học của mình trở thành một nơi thú vị mà hằng ngày các em khát khao muốn đến để được yêu thương…