Triển khai giáo dục trí tuệ nhân tạo cho giáo dục công nghệ bậc trung học cơ sở tại Hàn Quốc

Nghiên cứu này đã phát triển một chương trình đưa AI vào học kỳ giáo dục công nghệ miễn phí ở các trường trung học cơ sở Hàn Quốc. Đồng thời, đo lường hiệu quả của các chương trình giáo dục AI trong giáo dục công nghệ, thái độ đối với công nghệ và năng lực liên quan đến AI của học sinh.

Tại Hàn Quốc, lĩnh vực AI được chỉ định là dự án do quốc gia chủ trì và thực hiện chính sách củng cố giáo dục. Sau khi thiết lập các kế hoạch phát triển trung và dài hạn tại mỗi văn phòng giáo dục, các trường học đang triển khai nhiều dự án khác nhau liên quan đến giáo dục AI. Tuy nhiên, các trường hợp giáo dục AI thực tế có rất ít sự khác biệt về nội dung so với giáo dục phần mềm trước đây, chỉ bổ sung thêm giáo dục dữ liệu. Ngoài ra, còn thiếu định nghĩa và sự phân biệt giữa “giáo dục về AI” và “giáo dục sử dụng AI”, càng làm tăng thêm sự nhầm lẫn.

Xuất phát từ nhận thức về vấn đề, trên nghiên cứu này đã tiến hành tích hợp AI vào giáo dục công nghệ bằng cách xây dựng một chương trình giáo dục AI để triển khai ngay. Để làm được điều này, cần phải phát triển một chương trình AI và khẳng định giá trị của giáo dục công nghệ, khẳng định tác dụng của AI. Vì vậy, nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát triển một chương trình học kỳ miễn phí (The free semester) về giáo dục công nghệ. Sau khi triển khai chương trình, nghiên cứu đã kiểm tra thái độ đối với công nghệ và tính hiệu quả của năng lực AI. Nghiên cứu áp dụng chương trình giáo dục AI cho 23 học sinh trung học cơ sở tham gia thí nghiệm, thực hiện các bài kiểm tra “thái độ công nghệ” và “năng lực AI”. 

Nguồn: Sưu tầm

Các quan sát cho thấy tính hiệu quả của chương trình AI này cả trong giáo dục AI nói riêng và giáo dục công nghệ nói chung. Thứ nhất, “sự quan tâm đến công nghệ” tăng lên và đặc biệt, cấu trúc “khát vọng nghề nghiệp trong công nghệ” đã thay đổi rất nhiều. Là một hoạt động lựa chọn chủ đề của học kỳ tự do, khám phá nghề nghiệp là một yếu tố thiết yếu để hòa nhập. Sự thay đổi về “khát vọng nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ” cho thấy giá trị của chương trình này như một chương trình học kỳ miễn phí. 

Thứ hai, trong bài kiểm tra năng lực AI, nhà nghiên cứu đã quan sát thấy sự gia tăng “tác động xã hội của AI, hiệu suất của AI”. Trong đó, hiệu suất AI cho thấy mức tăng lớn nhất. Chương trình này cho thấy tính hiệu quả của việc giáo dục công nghệ của một chương trình AI được phát triển với trọng tâm là giải quyết các vấn đề công nghệ bằng cách áp dụng quy trình giải quyết vấn đề tương tự. Ngoài ra, nó còn cho thấy tính khả thi và giá trị của giáo dục công nghệ trong giáo dục AI.

Các khuyến nghị sau đây được đưa ra dựa trên kết quả của nghiên cứu này.

Thứ nhất, các nghiên cứu trong tương lai nên bổ sung những hạn chế của phương pháp thống kê, bao gồm cả nghiên cứu dài hạn hơn để hiểu biết toàn diện về kết quả học tập.

Thứ hai, cần có nghiên cứu chương trình giảng dạy có thể cải thiện nhận thức về công nghệ và các chương trình giảng dạy công nghệ để giải quyết vấn đề cơ bản. Hiện tại, chương trình giảng dạy không có nội dung liên quan đến các công nghệ mới nhất như AI, metaverse và lái xe tự động. Do vậy, học sinh khó cảm thấy hứng thú với chương trình giảng dạy và có giới hạn về mức độ cải thiện mà phương pháp dạy-học của giáo viên có thể đạt được.

Thứ ba, cần nghiên cứu nền giáo dục công nghệ mới nhất. Cụ thể, AI là một lĩnh vực có sức ảnh hưởng rất lớn. Hơn nữa, khi loại trừ các nghiên cứu liên quan đến AI trong giáo dục tiểu học, có khá ít nghiên cứu về giáo dục công nghệ trung học so với các môn học khác. Ngoài ra, cần xem xét cẩn thận những thay đổi trong các công nghệ mới nhất như AI và phản ánh chúng trong chương trình giảng dạy. Vì vậy, công việc này không nên đưa công nghệ AI vào một cách bừa bãi. Thay vào đó, cần nghiên cứu giáo dục AI trong giáo dục công nghệ bằng cách tách nó ra khỏi các môn khoa học mà chỉ tập trung vào mục đích của các môn công nghệ.

Hồng Anh lược dịch

Nguồn: Park, W., & Kwon, H. (2024). Implementing artificial intelligence education for middle school technology education in Republic of Korea. International journal of technology and design education, 34(1), 109-135. https://doi.org/10.1007/s10798-023-09812-2 

              

Bạn đang đọc bài viết Triển khai giáo dục trí tuệ nhân tạo cho giáo dục công nghệ bậc trung học cơ sở tại Hàn Quốc tại chuyên mục Nghiên cứu và Công bố quốc tế của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19