Thực tế tăng cường - một công nghệ bền vững giúp cải thiện thành tích học tập ở học sinh

Thực tế ảo đã tác động đến giáo dục - nơi ngày càng nhiều cơ sở giáo dục xem xét việc đưa nó vào. Lấy lý thuyết kiến ​​tạo xã hội về học tập - học tập hợp tác và hòa nhập làm khuôn khổ, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu về ảnh hưởng của nó đến thành tích học tập trong một lớp học đa dạng, đặc biệt là môn Hóa học.

Hiện nay, chính sách cải cách giáo dục Chile, với trọng tâm là hòa nhập giáo, chất lượng và toàn diện, đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi trong hệ thống giáo dục. Luật Giáo dục Hòa nhập số 20.845 ở đất nước này quy định rằng các trường học phải đảm bảo quyền giáo dục cho tất cả mọi người trong cộng đồng bằng cách nỗ lực xóa bỏ phân biệt đối xử và tiếp cận sự đa dạng. Do đó, họ phải đảm bảo khả năng tiếp cận, lâu dài, học tập và tham gia của mọi học sinh, công nhận sự đa dạng của họ và ưu tiên công việc sư phạm phù hợp hơn với bản sắc, khả năng, nhu cầu và động lực thực sự của họ.

Nguồn: Sưu tầm

Nghiên cứu này được bối cảnh hóa theo khái niệm giáo dục bền vững và đề cập đến thuật ngữ công nghệ bền vững để làm khung cho nghiên cứu. Sau đó, xem xét sự chú ý đến tính đa dạng và công nghệ, mô tả về thực tế tăng cường (Augmented reality - AR) như một công cụ giáo dục toàn diện. Cuối cùng, nghiên cứu xác định các khái niệm về thành tích học tập và khả năng lưu giữ kiến ​​thức. Đối tượng tham gia thử nghiệm là 60 nữ sinh trung học cơ sở trong đó, 7 học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt (special educational needs – SEN - Các học sinh có nhu cầu đặc biệt ở đây là các các học sinh bị “chậm” về tinh thần/ thể chất/ tình cảm ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể và bình thường của trẻ), theo học tại một cơ sở giáo dục tư nhân ở miền Trung Nam Chile. Phân tích cho thấy những kết quả sau:

Thứ nhất, công nghệ thực tế tăng cường đã cải thiện thành tích học tập ở học sinh trung học. Tuy nhiên, công nghệ chỉ là một phương tiện để hoàn thành các mục tiêu giảng dạy. Giáo viên đóng một vai trò quan trọng vì họ đóng vai trò là người điều phối, hướng dẫn hoạt động và không chỉ hỗ trợ mà còn đưa ra phản hồi trong trường hợp có điều gì đó không hiệu quả. Trong trường hợp này, học sinh tự phát triển các hoạt động theo quy trình “vừa học vừa làm”, điều này mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao thành tích học tập của các em.

Thứ hai, thực tế tăng cường đã cải thiện mức độ động lực của học sinh trung học khi can thiệp vào kiến ​​thức hóa học. Các học sinh sử dụng AR có môi trường học tập tốt hơn vì sự kết hợp giữa thế giới thực với thế giới ảo là một trong những đặc điểm hấp dẫn nhất đối với học sinh. Hơn nữa, AR là công nghệ không dây kích hoạt động lực và nhiều hoạt động trong và ngoài lớp học, giúp nhà giáo dục quản lý nhiều môi trường học tập. 

Thứ ba, mức độ chấp nhận sử dụng thực tế tăng cường của học sinh rất cao. Thái độ của học sinh là tích cực và họ thích làm việc với loại công nghệ này. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác cho thấy rằng học sinh phát triển mức độ động lực cao khi họ sử dụng thực tế tăng cường. Họ cũng đồng ý rằng công nghệ nhập vai giúp việc học trở nên dễ dàng hơn vì nó giúp đơn giản hóa nội dung.

Cả hai nhóm học sinh đều có động lực cao, tuy nhiên, những học sinh có SEN có mức độ chấp nhận cao hơn (gần như là tổng số). Nghiên cứu đề xuất rằng việc tích hợp chương trình giảng dạy với thực tế tăng cường là một nguồn tài nguyên công nghệ bền vững góp phần tạo ra các kỹ năng việc làm cụ thể mà học sinh nên phát triển để trở thành công dân trong thế kỷ 21. Hơn nữa, công nghệ nhập vai còn cho phép học sinh định hướng các lĩnh vực kiến ​​thức phức tạp, chẳng hạn như khoa học và đặc biệt là hóa học. Nó cũng cung cấp hỗ trợ vượt trội cho những học sinh được chẩn đoán về nhu cầu giáo dục đặc biệt để phát triển giàn giáo và truy cập thông tin phức tạp để hiểu do mức độ trừu tượng cao, theo cách thân thiện hơn.

Hồng Anh lược dịch

Nguồn: 

Badilla-Quintana, M. G., Sepulveda-Valenzuela, E., & Salazar Arias, M. (2020). Augmented reality as a sustainable technology to improve academic achievement in students with and without special educational needs. Sustainability, 12(19), 8116.  https://doi.org/10.3390/su12198116 

Bạn đang đọc bài viết Thực tế tăng cường - một công nghệ bền vững giúp cải thiện thành tích học tập ở học sinh tại chuyên mục Nghiên cứu và Công bố quốc tế của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19