Cách thức giáo viên vượt qua thách thức và phục hồi sau đại dịch Covid-19: Nghiên cứu ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam

Nghiên cứu này nhằm khám phá cách giáo viên ở vùng sâu, vùng xa phục hồi sau đại dịch COVID-19. Nghiên cứu phát hiện các giáo viên chủ yếu dựa vào động lực cá nhân và sự hỗ trợ từ đồng nghiệp để phục hồi nhưng còn thiếu sự hỗ trợ tài chính từ các cơ quan chính phủ và trường học. Từ đó, đề xuất các biện pháp can thiệp để hỗ trợ giáo viên trong quá trình phục hồi.

Khả năng phục hồi của giáo viên, được định nghĩa là “khả năng có thể phát triển để phục hồi hoặc phục hồi sau nghịch cảnh, xung đột, thất bại". Tuy nhiên, đó không chỉ là khả năng phục hồi sau căng thẳng mà còn là khả năng duy trì cơ chế đối phó lành mạnh trong những tình huống căng thẳng. Theo nghiên cứu này, giáo viên ở các vùng miền núi phía Bắc Việt Nam đang gặp phải những thách thức đáng kể bao gồm sự cô lập về mặt địa lý, trình độ học sinh thấp và khả năng tiếp cận nguồn lực hạn chế. Hơn nữa, những vùng dân cư đông đúc này với khoảng 6,7 triệu người, hầu hết là người dân tộc thiểu số và có tình trạng kinh tế xã hội thấp gây ra sự khó khăn cho nghề giảng dạy. 

Giáo viên ở những vùng khó khăn thường không thiết kế được phương pháp và chương trình giảng dạy phù hợp để đáp ứng nhu cầu và phong cách học tập của học sinh. Hơn nữa, khả năng đáp ứng của giáo viên Việt Nam đối với phương pháp học tập lấy học sinh làm trung tâm và chương trình giảng dạy số hóa là mối quan tâm giáo dục quan trọng trong và kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19. Do đó, cuộc điều tra hiện nay về khả năng phục hồi của giáo viên nhằm mục đích góp phần giữ chân giáo viên ở những vùng có hoàn cảnh khó khăn cao và nâng cao chất lượng giáo viên và công việc giảng dạy.

Nguồn: Sưu tầm

Nhóm nghiên cứu đã tổ chức 09 cuộc phỏng vấn nhóm tập trung (focus group interviews), trong đó mỗi nhóm có từ 4 đến 7 giáo viên. Để mang tính đại diện, mỗi nhóm có ít nhất một giáo viên mới vào nghề và một giáo viên đang ở giai đoạn giữa sự nghiệp. Cuộc phỏng vấn với mục đích hiểu được quan điểm của giáo viên về chủ đề nghiên cứu, thúc đẩy việc làm rõ và khám phá thêm. Các câu hỏi phỏng vấn được xây dựng với mục đích đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của chiến lược phục hồi được những người tham gia áp dụng.

Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy giáo viên ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam đã phải trải qua những thách thức lớn trong quá trình dạy học. Bối cảnh giảng dạy và ảnh hưởng văn hóa Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chiến lược phục hồi của giáo viên. Chiến lược của họ chủ yếu xoay quanh sự quyết tâm, nỗ lực, sự hỗ trợ của gia đình và đồng nghiệp, đó là nguồn lực duy nhất tiếp thêm động lực để các giáo viên tiếp tục công việc truyền đạt kiến thức tới các học sinh vùng khó khăn. Hơn nữa, họ chỉ ra sự thiếu trầm trọng cơ sở hạ tầng và sự hỗ trợ từ các trường học cũng như từ hệ thống quản lí rộng hơn.

Các phát hiện này cũng nêu bật nhu cầu đáng kể ở các vùng sâu vùng xa về cải thiện cơ sở hạ tầng như đường sá, chất lượng lớp học, nước, điện và truy cập Internet. Điều kiện làm việc đầy đủ sẽ giúp giáo viên ở những khu vực có nhu cầu cao tập trung hơn vào công việc giảng dạy của họ. Ví dụ, hỗ trợ về kinh phí, nhà ở cho giáo viên và hỗ trợ vận chuyển, cũng như các nguồn lực và thiết bị phù hợp, có thể tạo điều kiện cho khả năng phục hồi. Vì các trường trong nghiên cứu này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phục hồi cá nhân của giáo viên để đối phó với những thách thức khác nhau nên cần triển khai nhiều hỗ trợ về thể chế hơn; cả hỗ trợ trực tiếp (ví dụ: cơ hội cố vấn và phát triển nghề nghiệp) và hỗ trợ gián tiếp (ví dụ: hỗ trợ lãnh đạo nhà trường và nhân viên hành chính, hợp tác với đồng nghiệp, văn hóa trường học tích cực) tại trường. 

Hồng Anh lược dịch

Nguồn: Nguyen, H. T. M., Bui, N. A., Ngo, N. T. H., & Luong, T. Q. (2024). Surviving and thriving: voices from teachers in remote and disadvantaged regions of Vietnam. Asia Pacific Journal of Education, 1–16. https://doi.org/10.1080/02188791.2024.2336246 

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19