Đại dịch đã trở thành một cơn địa chấn đối với nền giáo dục trên toàn cầu, nó mang đến những khoảng cách về nguồn lực, kinh phí và công nghệ, cũng như sự chênh lệch lớn về kinh tế. Theo Báo cáo của Ủy ban Quốc tế về Tương lai của Giáo dục (UNESCO) năm 2020, Giáo dục trong thế giới hậu COVID: Chín ý tưởng về hành động công, đã vạch ra các lĩnh vực chính cho hành động công, bao gồm: cam kết giáo dục như một lợi ích chung; quyền được giáo dục; tầm quan trọng của nghề dạy học và sự cộng tác của giáo viên; sự tham gia và quyền của học sinh, thanh niên và trẻ em; bảo vệ các không gian xã hội của nhà trường; công nghệ mã nguồn mở và miễn phí; văn học khoa học với một mục đích mạnh mẽ; tài trợ trong nước và quốc tế cho giáo dục công lập; và đoàn kết toàn cầu chống lại bất bình đẳng.
Một năm sau, Ủy ban đã phát hành “Reimagining our futures together: A new social contract for education” (UNESCO, 2021), trong đó họ mở rộng và tinh chỉnh 9 ý tưởng thành một báo cáo dài 186 trang gồm ba phần: (1) Giữa những lời hứa trong quá khứ và sự không chắc chắn tương lai; (2) Đổi mới giáo dục; và (3) Thúc đẩy một hợp đồng xã hội mới cho giáo dục. Phần đầu tiên của báo cáo được dành riêng cho tương lai công bằng trong giáo dục, sự gián đoạn và chuyển đổi đang nổi lên, với trọng tâm là bốn lĩnh vực chính: giáo dục môi trường, kiến thức kĩ thuật số, hệ thống quản trị và thế giới việc làm. Phần thứ hai của báo cáo tập trung vào sư phạm về sự hợp tác đoàn kết, chương trình giảng dạy, công việc biến đổi của giáo viên, bảo vệ và chuyển đổi trường học, giáo dục trong các thời gian và không gian khác nhau. Trong phần cuối cùng, Ủy ban kêu gọi nghiên cứu và đổi mới, đoàn kết toàn cầu và hợp tác quốc tế.
Một chủ đề phổ biến trong báo cáo là sự bất bình đẳng, với việc Ủy ban nhắc nhở chúng ta rằng “Khoảng cách trong tiếp cận, sự tham gia và kết quả của ngày hôm nay dựa trên những loại trừ và chống đối của ngày hôm qua” và thúc giục chúng ta hướng tới tương lai giáo dục công bằng hơn. Đại dịch đã đặt ra những thách thức không rõ ràng và làm gia tăng những bất bình đẳng tồn tại từ trước trong mọi khía cạnh của xã hội, bao gồm cả sự chênh lệch lâu dài về y tế, giáo dục và lực lượng lao động,... Đồng thời, mục tiêu tập trung vào Bình đẳng, Đa dạng và Hòa nhập (EDI) đã có mặt ở mọi lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục. Các tuyên bố và chiến lược EDI được nêu rõ ràng trên các trang web của hội đồng trường học, cơ sở giáo dục…; tuy nhiên, những điều này sẽ được ban hành như thế nào vẫn còn phải xem xét.
Kết lại, Isha DeCoito chia sẻ rằng sau khi đọc các báo cáo của UNESCO, ông đã suy ngẫm về tiêu đề bài phát biểu quan trọng của mình - “Đổi mới tư duy trong giáo dục: Truyền cảm hứng, đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong một thế giới đang thay đổi”. Tác giả cảm thấy rằng việc “phát triển mạnh mẽ” có thể đạt được. Tuy nhiên, sự không chắc chắn xung quanh các mục tiêu của giáo dục vẫn còn tồn tại bởi tất cả các cấp học hiện vẫn đang phải vật lộn với những ảnh hưởng của đại dịch và sẽ tiếp tục như vậy trong nhiều năm tới.
Vân An lược dịch
Nguồn
DeCoito, I. (2022). A Reflection on Reimagining Education: Inspiration, Innovation and Thriving in a Changing World. Canadian Journal of Science, Mathematics and Technology Education. https://doi.org/10.1007/s42330-022-00219-0
Ghi chú: Những quan điểm của tác giả không hẳn là quan điểm của Tạp chí Giáo dục.