Gần 1.6 tỉ người học toàn cầu đã và đang trải qua nhiều hình thức gián đoạn trong học tập do COVID-19 gây ra. Trong đó, việc chuyển đổi từ hình thức học tập trực tiếp sang học tập từ xa được coi như một biện pháp để giảm sự lây lan của vi-rút.
Khu vực châu Phi cận Sahara, cũng như ở những nơi khác trên thế giới, đã áp dụng các phương pháp đào tạo từ xa để cho phép giáo dục tiếp tục trong đại dịch.
Phương pháp học tập từ xa sử dụng các ứng dụng, thiết bị công nghệ khác nhau để chia sẻ tài liệu giáo dục. Bao gồm: YouTube, Zoom, Google Classroom, Teams, trang web giáo dục trên Internet, truyền hình, đài phát thanh, máy tính bảng, máy tính và điện thoại thông minh.
Tuy nhiên, học từ xa cũng phụ thuộc rất nhiều vào các tài nguyên giáo dục mở. Đây là những tài nguyên giáo dục và nghiên cứu ở bất kỳ định dạng nào trong không gian công cộng có thể truy cập tự do. Chúng được cung cấp để thúc đẩy quyền truy cập và sử dụng tài liệu giáo dục chất lượng mà không có rào cản địa lí. Người dùng cũng có thể chia sẻ nội dung đó mà không bị hạn chế.
Vì vậy, nhóm tác giả Vollan Okoth Ochieng và Razak M. Gyasi thực hiện nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu tác động của những tài nguyên này đối với năng suất nghiên cứu trong giáo dục đại học. Trong bài viết, hai tác giả xem xét tài liệu hiện có và phát hiện ra rằng các tài nguyên giáo dục mở thúc đẩy năng suất nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học. Bên cạnh đó, nhóm cũng nhận thấy những thất bại mang tính hệ thống như một thách thức đối với việc áp dụng phổ cập các tài nguyên giáo dục mở, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Những thách thức chính là các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, luật pháp, xã hội và cơ sở hạ tầng cần thiết.
Tiện ích và hạn chế
Các nền tảng tài nguyên giáo dục mở cải thiện truy cập tới giáo dục. Chúng cho phép người dùng truy cập, lưu trữ, tái phát triển và phân phối lại tài nguyên một cách tự do cho các mạng rộng hơn để có phạm vi phủ sóng lớn hơn. Do đó, các tài nguyên này và các nền tảng liên quan đến toàn cầu hóa giáo dục trên quy mô chưa từng thấy trước đây.
Có nhiều vì được liệt kê trong nghiên cứu của Vollan Okoth Ochieng và Razak M. Gyasi. Một trong số đó là African Virtual University (AVU) – một tổ chức đào tạo từ xa có 10 trung tâm ở 5 quốc gia châu Phi là Zambia, Zimbabwe, Kenya, Ethiopia và Senegal. Một cái khác là Khối thịnh vượng chung về học tập (Commonwealth of Learning). Đây là một nền tảng được thiết lập trong các đại học ở Malawi, Tanzania và Nigeria.
Tài nguyên mở cho phép các học giả đưa ra những góp ý mang tính xây dựng, bổ sung vào khối kiến thức hoặc xây dựng trên một nguyên tắc hoặc khái niệm. Truy cập vào các tài nguyên này có thể tạo ra ý tưởng, tài liệu, công nghệ với cơ sở người dùng và ứng dụng rộng hơn. Các nguồn tài liệu giúp liên kết các học giả làm việc trong các lĩnh vực hoặc dự án tương tự ở các không gian địa lý khác nhau. Họ cung cấp một nền tảng để cộng tác trong nghiên cứu và các ấn phẩm liên quan. Năng suất của một cơ sở đào tạo có thể được đo bằng kết quả nghiên cứu. Số lượng nghiên cứu được tạo ra bởi các học giả và sinh viên quyết định khả năng cung cấp thông tin và xây dựng kiến thức mới. Tài nguyên giáo dục mở đã thúc đẩy năng suất nghiên cứu bằng cách loại bỏ các rào cản liên quan đến chi phí. Đồng thời, các tài nguyên mở có tiềm năng trong việc cho phép mọi người đóng vai trò tích cực trong việc xác định mục tiêu học tập của bản thân. Nhóm tác giả xác định các lợi ích của tài nguyên giáo dục mở là:
Tài nguyên giáo dục mở đa dạng, có sự khác biệt giữa và trong các quốc gia. Bên cạnh những lợi ích thì chúng cũng có một số nhược điểm: (1) Lo ngại về chất lượng: người dùng có thể đăng tài liệu chưa được kiểm tra độ chính xác; (2) Thiếu sự tương tác giữa học sinh và giáo viên; (3) Mối quan tâm về sở hữu trí tuệ và bản quyền: tất cả các tài liệu được chia sẻ trực tuyến phải được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng không vi phạm luật bản quyền; (4) Ngoài ra còn có những thách thức về cơ sở hạ tầng, kỹ năng kỹ thuật và chi phí. Một số nhà giáo dục có thể miễn cưỡng chia sẻ tài sản trí tuệ hoặc sử dụng tài nguyên do người khác phát triển. Một số có thể thiếu nhận thức về các vấn đề bản quyền và giấy phép hạn chế cấm thay đổi tài liệu.
Tại sao các tài nguyên giáo dục mở lại quan trọng?
Bài viết chỉ ra rằng tài nguyên giáo dục mở đã tác động tích cực đến nhu cầu học tập, kiến thức và kĩ năng. Những tài nguyên giáo dục này đã thay đổi bối cảnh nghiên cứu và học tập. Để áp dụng tối ưu các tài nguyên giáo dục mở, cần có đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Việc nới lỏng các quy định pháp lí hạn chế cũng sẽ hữu ích.
Các tài nguyên giáo dục mở rất quan trọng trong cuộc khủng hoảng COVID-19. Chúng sẽ nâng cao tương lai của giáo dục sau đại dịch COVID-19 và là trọng tâm trong việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững về giáo dục chất lượng ở khu vực châu Phi cận Sahara.
Huyền Đức dịch
Nguồn:
Vollan Okoth Ochieng, Razak M. Gyasi (2022). Open education resources offer many benefits: how to remove obstacles. The Conversation. https://theconversation.com/open-education-resources-offer-many-benefits-how-to-remove-obstacles-171687
Ghi chú: Các quan điểm của Tác giả không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tạp chí Giáo dục.