Chuỗi hội thảo được tổ chức nhằm: Chia sẻ kinh nghiệm, thông tin trong nước và quốc tế về lĩnh vực khoa học giáo dục và xuất bản khoa học; Kết nối cộng đồng các nhà khoa học trong nước; ngoài nước; Góp phần truyền cảm hứng tích cực trong nghiên cứu khoa học nói chung, khoa học giáo dục nói riêng của các giảng viên, sinh viên trên cả nước; Góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu và công bố khoa học lĩnh vực khoa học giáo dục.
Lịch dự kiến về thời gian như sau:
Năm 2021: 25/9 09/10 và 23/10 06/11 và 27/11 11/12 và 25/12
Năm 2022: 08/01 26/02 05/3 và 19/3 09/4 và 24/4
Đăng kí tham dự (hội thảo qua zoom, miễn phí):
Mỗi phiên hội thảo sẽ chọn một đến tối đa hai trong các nội dung được trình bày trong các chủ đề dưới đây một cách phù hợp.
Chủ đề 1. KĨ NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ CÔNG BỐ TRONG KHOA HỌC GIÁO DỤC
+) Cấu trúc bài báo khoa học (tiếng Anh) và một số kinh nghiệm.
+) Giới thiệu về Vietnam Journal of Education
+) Kinh nghiệm viết bài báo khoa học (tiếng Việt): lĩnh vực khoa học giáo dục
+) Phương pháp nghiên cứu định tính trong lĩnh vực khoa học giáo dục
+) Nghiên cứu định tính: Phương pháp nghiên cứu trường hợp
+) Phân tích trong Nghiên cứu định tính (Nvivo)
+) Các mô thức nghiên cứu khoa học (Research paradims)
+) Một số sai lầm thường gặp trong luận văn thạc sĩ về lĩnh vực khoa học giáo dục
+) Thiết kế nghiên cứu định lượng trong trong khoa học giáo dục
+) Phân tích dữ liệu bằng phần mềm R trong nghiên cứu khoa học
+) Đồ hoạ dữ liệu trong nghiên cứu khoa học giáo dục
+) Kinh nghiệm tìm bài báo khoa học trên các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc tế
+) Tìm tạp chí phù hợp để gửi bài báo (tiếng Anh): Một số kinh nghiệm
+) Chỉnh sửa bản thảo bài báo khi có ý kiến của phản biện
+) Nhóm nghiên cứu và vai trò của nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực Khoa học Giáo dục
Chủ đề 2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC: XU HƯỚNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
+) Sự phát triển của mô hình nghiên cứu bài học (lesson study) trên thế giới và một số khuyến nghị
+) Một số chương trình đào tạo tiến sĩ tại Vương quốc Anh và bình luận về mô hình đào tạo tiến sĩ
+) Giáo dục công dân toàn cầu và khuyến nghị cho Việt Nam
+) Thị trường nhân lực giảng viên tại Việt Nam và thế giới: Góc nhìn của người trong cuộc
+) Đào tạo giáo viên: các xu hướng mới ở Úc
+) Chính sách giáo dục đại học ở Mỹ: Một số ưu điểm và hạn chế
+) Những thách thức của đa văn hoá và giáo dục
+) Giáo dục đại học và vai trò thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam
+) Chính sách giáo dục đại học và một số khuyến nghị
+) Cơ hội việc làm trong giáo dục đại học
+) Nghiên cứu về giáo dục đại học tư thục và một số khuyến nghị
+) Kiểm định trong giáo dục đại học
+) Đảm bảo chất lượng bên trong ở Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam
+) Kinh nghiệm và cơ hội tìm học bổng tiến sĩ ở nước ngoài
Chủ đề 3. XUẤT BẢN KHOA HỌC: THỰC TIỄN VÀ BÌNH LUẬN
+) Khoa học mở: Lịch sử, sứ mệnh và xu hướng
+) Hệ thống xếp hạng tạp chí thế giới và quốc gia: chia sẻ và bình luận
+) Vai trò của các tạp chí đạt chỉ mục quốc tế đối với sự phát triển của nền khoa học quốc gia
+) Tiêu chí của ACI và những khuyến nghị
+) Nâng cao chất lượng tạp chí khoa học theo chuẩn Scopus: kinh nghiệm và bình luận
+) Nâng cao chất lượng tạp chí khoa học theo tiêu chuẩn WoS: kinh nghiệm và bình luận
+) Xuất bản quốc tế: từ góc nhìn của người làm biên tập và phản biện
+) Tổ chức các Hội thảo quốc tế và xây dựng cộng đồng khoa học: Kinh nghiệm từ chuỗi hội thảo I AM STEM ở Thái Lan
+) Hệ thống tiền xuất bản trong nghiên cứu khoa học
+) Chiến lược tăng khả năng nhận diện kết quả nghiên cứu
+) Mã định danh của Nhà nghiên cứu.
Thông tin về các chuyên gia và các đơn vị tổ chức, kế hoạch tổ chức chuỗi hội thảo có thể tham khảo tại: https://tapchigiaoduc.edu.vn/article/87103/219/vje-talks-chuoi-hoi-thao-truc-tuyen-ve-chu-de-nghien-cuu-khoa-hoc-giao-duc-va-xuat-ban-khoa-hoc/
Tạp chí Giáo dục