Khung đánh giá mức độ tự chủ của hệ thống giáo dục đại học: Nghiên cứu trường hợp ở châu Âu

Ra đời vào năm 2009, khung đánh giá mức độ tự chủ đại học do Hiệp hội các trường đại học ở Châu Âu khởi xướng đã đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tự chủ tại các cơ sở giáo dục đại học tại đây.

Ra đời vào năm 2009, khung đánh giá mức độ tự chủ đại học do Hiệp hội các trường đại học ở Châu Âu
khởi xướng đã đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tự chủ tại các cơ sở giáo dục đại học tại đây. Không
chỉ được sử dụng tại trên 30 quốc gia châu Âu trong vòng gần 20 năm trở lại đây, bộ chỉ số đánh giá mức
độ tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học châu Âu còn được sử dụng tại một số quốc gia khác.
Từ 2007, Hiệp hội các trường đại học ở châu Âu đã bắt đầu thu thập dữ liệu và thực hiện đánh giá mức độ
tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học thuộc 34 quốc gia thuộc châu lục này. Đến 2009, kết quả đánh giá
và so sánh mức độ tự chủ đại học của các quốc gia tại châu Âu lần đầu tiên được công bố. Đến năm
2011, bộ chỉ số đánh giá mức độ tự chủ đại học được ra mắt bao gồm hơn 30 tiêu chí trên bốn phương
diện học thuật, tổ chức, nhân sự và tài chính. Phiên bản này cũng lần đầu tiên giới thiệu phương pháp
tính điểm và so sánh giữa các cơ sở giáo dục đại học (Pruvot & Estermann, 2017) . Qua đó, bộ công cụ
này trở thành công cụ chính trong quá trình đánh giá tự chủ đại học tại châu Âu. Trong phiên bản đầu
tiên vào năm 2009, bộ chỉ số bao gồm hơn 30 tiêu chí và được tính điểm dựa trên mức độ quan trọng của
mỗi chỉ số (Estermann & Nokkala, 2009) . Đến năm 2011, bộ chỉ số phát triển thành 39 tiêu chí và được
đánh giá tổng hợp của lượng hóa các chỉ số và phương pháp khấu trừ (Estermann et al., 2011) . Phiên bản
thứ ba được ra mắt vào năm 2017 tiếp tục phát triển và hoàn thiện bộ chỉ số và phương pháp đánh giá của
phiên bản thứ hai được ra mắt trước đó (Pruvot & Estermann, 2017) . Theo cách tính điểm này, các chỉ số
sẽ lần lượt được đánh giá từ 100 đến 0 điểm. Điểm số sẽ được khấu trừ dần theo mức độ tự chủ giảm dần
và mức độ khấu trừ là khác nhau đối với những hạn chế của hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học
theo đánh giá của chuyên gia. Kết quả cuối cùng sẽ được xác định dựa trên tổng số điểm của các chỉ số và
trọng số cho từng chỉ số dựa vào mức độ quan trọng của nó. Những hệ thống giáo dục đại học có mức độ
tự chủ cao sẽ có tổng số điểm từ 100-81%, mức độ tự chủ trung bình có số điểm từ 60-41% và những hệ
thống có mức độ tự chủ thấp có số điểm dưới 40%. Kết quả phân tích mức độ tự chủ của 24 quốc gia châu
Âu cho thấy, nhìn chung các cơ sở giáo dục đại học ở châu Âu có quyền tự chủ cao hơn về mặt nhân sự
và cơ cấu tổ chức, trong khi đó, quyền tự chủ về tài chính và học thuật có nhiều hạn chế hơn (Orosz,
2018) . Dựa trên khung đánh giá của Hiệp hội các trường đại học ở châu Âu, các nhà khoa học đã thực
hiện các phân tích đánh giá mức độ tự chủ cho một số quốc gia khác như Ethoiopia, Moldova,
Kazakhstan…

Bạn đang đọc bài viết Khung đánh giá mức độ tự chủ của hệ thống giáo dục đại học: Nghiên cứu trường hợp ở châu Âu tại chuyên mục Nghiên cứu và Công bố quốc tế của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19