Nếu thầy cô ưa chuộng các hoạt động thảo luận bằng tin nhắn cùng học sinh, thì Parlay là một lựa chọn phù hợp.
Một số điểm nổi bật của Parlay đối với các thầy cô: 1) Kết nối với học trò từ xa ; 2) Điều phối, tổ chức, và quan sát các cuộc thảo luận; 3) Quan sát được học sinh nào vừa đưa ra phản hồi, tần suất tham gia thảo luận cũng như thời gian phản hồi thực tế của từng học sinh; 4) Dành nhiều thời gian hơn cho việc đánh giá năng lực học sinh dựa trên các phản hồi của các em.
9. Flipgrid
Flipgrid là một trong những công cụ học trực tuyến phổ biến và được tín nhiệm bởi nhiều giáo viên.
Một số điểm nổi bật của Flipgrid: 1) Học sinh có thể linh hoạt nộp các bài tập dự án; 2) Các hoạt động góp ý giữa học sinh với học sinh, và giữa giáo viên với học sinh cũng diễn ra hiệu quả.
8. Edpuzzle
Edpuzzle hỗ trợ người dạy rất nhiều, đặc biệt khi sử dụng trong các lớp học trực tuyến.
Edpuzzle không chỉ giúp giáo viên tạo các video clips khi dạy học mà còn tăng tính tương tác cho các video này bằng cách cho phép giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra phản hồi. Việc này giúp cho giáo viên dễ dàng thu nhận và đánh giá các phản hồi của học sinh.
7. Pear Deck
Nếu như Edpuzzle hỗ trợ các videos trở nên tương tác hơn, thì Pear Deck cũng có ưu điểm tương tự đối với Google Slides (*một công cụ trình chiếu của Google).
Việc sử dụng Pear Deck giúp cho giáo viên thu nhận phản hồi của học sinh nhanh chóng và tức thời.
6. Prezi
Prezi là công cụ trình chiếu trực tuyến được nhiều người sử dụng, trong đó có rất nhiều giáo viên.
Một số ưu điểm hữu ích của Prezi đối với các thầy cô: 1) Slide trình chiếu hiển thị thông tin và cả các biểu đồ. Việc này tạo nên bài trình chiếu sinh động hơn hẳn; 2) Có thể tạo dựng và ghi lại các bài giảng ngắn, các giải thích, hoặc các loại nội dung khác một cách sinh động và có tính cá nhân hoá cao. Đây là ưu điểm nổi bật khi so sánh Prezi với những cách chèn âm thanh hoặc hiển thị ảnh thu nhỏ (thumbnail) khi chèn video tại một góc màn hình trình chiếu.
5. Screencastify
Screencastify giúp các thầy cô: 1) Đánh giá năng lực học sinh hiệu quả hơn bằng cách cho giáo viên biết mạch suy nghĩ của học sinh; 2) Giảm thiểu tính không trung thực trong thi cử vì giáo viên có thể quan sát các học sinh làm bài và giải thích các câu trả lời, thay vì học sinh chỉ ghi hình và gửi đáp án cho thầy cô.
4. Mural
Mural là nền tảng có thế mạnh về tính kết nối, đóng góp ý kiến trực tuyến. Mural phù hợp để tổ chức các cuộc họp trực tuyến có yêu cầu cao về mặt đóng góp ý kiến và lưu trữ các ý kiến đấy ở dạng chữ viết.
Trong phạm vi ứng dụng dạy-học, Mural có các ưu điểm sau: 1) Cho phép các giáo viên, học sinh, và cả những người tham gia khác viết và gửi suy nghĩ lên các giấy ghi chú trực tuyến, sau đấy sắp xếp chúng trực tuyến và ngay tức thời; 2) Lưu trữ các ý tưởng đã được đóng góp nêu trên. Nhờ vậy, các thầy cô và học sinh có thể có ngay “bản tổng hợp” ý kiến ngay sau buổi học. Ngoài ra, thao tác xóa trao đổi cũng dễ dàng được thực hiện, giúp thầy cô dễ dàng xóa các phần trao đổi không cần thiết lưu trữ.
(*Một lựa chọn tương tự Mural là Jamboard - jamboard.google.com)
3. Gimkit
Tương tự như Kahoot!, Gimkit là một nền tảng đố vui học tập. Nền tảng này được một học sinh trung học tạo nên, với hy vọng có thể cải thiện phần mềm đố vui học tập so với Kahoot!.
Điểm nổi trội của Gimkit: Giáo viên tạo được những bộ câu hỏi có thể được trả lời nhiều lần với lựa chọn thi đấu giữa nhiều học sinh.
Điều này giúp cho các con vừa ôn tập kiến thức với tinh thần “vừa học vừa chơi”. Tuy nhiên, cũng với đặc tính này, bộ câu hỏi này có lẽ phù hợp hơn với những bài ôn tập và kiểm tra nhanh kiến thức (so với việc học sâu).
2. Mentimeter và Slido
Đây là 2 nền tảng phù hợp cho việc thu thập ý kiến nhóm.
Với Slido (miễn phí và dễ sử dụng), người tham gia buổi trao đổi có thể đặt câu hỏi và thể hiện sự đồng tình với ý kiến những thành viên khác.
Với Mentimeter, giáo viên và học sinh có thể đặt câu hỏi và thu thập dữ liệu, ý kiến ngay lập tức với nhiều hình thức khác nhau như “đám mây từ ngữ” (word clouds), xếp hạng ý kiến, và các thang đánh giá khác.
1. Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (Learning management system, hay LMS)
Bài viết này đã đề cập rất nhiều ứng dụng và nền tảng hỗ trợ việc học tập trực tuyến có thể bổ ích cho công tác dạy và học online. Tuy nhiên, công cụ chỉ là công cụ. Chất lượng dạy-học và công tác quản lý ở cấp độ cơ sở/trường học có thể bị giảm hiệu quả nếu chúng ta lạm dụng các nền tảng này một cách thiếu hệ thống.
Đó là lý do bất kỳ trường học hay cơ sở đào tạo nào cũng cần chọn một hệ thống quản lý học tập trực tuyến (hay LMS). Một số hệ thống phổ biến: Canvas, Schoology, và Google Classroom.
Vân An lược dịch
Nguồn
Jonathan Eckert (2021). 10 Teacher Picks for Best Tech Tools. Edutopia.
Lưu ý: Những quan điểm của tác giả không hẳn là quan điểm của Tạp chí Giáo dục