Khủng hoảng thiếu giáo viên đang trở thành một vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng giáo dục và sự phát triển của xã hội. Tại Úc, báo cáo "Strong Beginnings" đã đề xuất các cải cách mạnh mẽ trong đào tạo giáo viên ban đầu, nhằm giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, việc thiếu sót trong cách tiếp cận công bằng xã hội đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả và bền vững của các chính sách.
Trong môi trường giáo dục nông thôn, giáo viên dạy tiếng Anh như ngôn ngữ nước ngoài (EFL) đối mặt với nhiều thách thức, từ việc thiếu tài nguyên đến sự cô lập về địa lý. Nghiên cứu về các hoạt động quản lý nguồn nhân lực (HRM) trong giáo dục EFL nông thôn đã chỉ ra việc điều chỉnh chính sách HRM có thể giúp giáo viên nâng cao động lực và chuyên môn, đồng thời mang lại lợi ích lớn hơn cho học sinh ở các khu vực này.
Trong bối cảnh GenAI phát triển mạnh mẽ, giáo dục đại học cũng đang chứng kiến những tác động sâu sắc từ công nghệ này. Tại Châu Á, với bối cảnh giáo dục đa dạng, việc xây dựng chính sách GenAI cần đến sự cân bằng tinh tế giữa việc bảo tồn giá trị truyền thống và thúc đẩy đổi mới, hướng tới một hệ sinh thái học thuật tiên tiến và bền vững.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số, nền kinh tế tri thức ngày càng đòi hỏi về chất lượng nhân lực cao, đồng thời đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các tổ chức giáo dục đại học trong việc đào tạo và phát triển nguồn tài năng tương lai. Điều này làm nổi bật vai trò của quản lý tài năng, một lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm sâu rộng nhờ vào vai trò then chốt trong duy trì và nâng cao chất lượng lực lượng lao động.
Trong bối cảnh Giáo dục 4.0, khi công nghệ số ngày càng phát triển, giáo viên cần những phương pháp dạy học tối ưu hóa công nghệ. Hybrid Learning, kết hợp học trực tuyến và trực tiếp đã được nghiên cứu và áp dụng tại một trung tâm học tập cộng đồng tại Indonesia nhằm hỗ trợ hoạt động quản lí học tập của giáo viên. Kết quả cho thấy phương pháp này cải thiện môi trường tương tác, khả năng tự học của học sinh và nhận được sự đánh giá cao từ giáo viên về tính hiệu quả.
Trong kỉ nguyên số và nhu cầu giảng dạy từ xa, quản lí lớp học và hỗ trợ kĩ năng cảm xúc - xã hội cho học sinh là thách thức lớn với giáo viên. Việc xem xét chiến lược, quy trình quản lí lớp học cùng với quan điểm và niềm tin của giáo viên về việc hỗ trợ học sinh trong môi trường số cho thấy, hầu hết giáo viên áp dụng các chiến lược quản lí lớp học tương tự với môi trường học trực tiếp nhưng tính hiệu quả giảm khi phải đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân của từng học sinh.
Tại Indonesia, quản lí nguồn nhân lực trong phạm vi trường học đang trở thành yếu tố quan trọng để cải thiện chất lượng giáo dục. Sự phát triển của các yếu tố nguồn lực cá nhân của giáo viên đã thúc đẩy việc đánh giá tác động của các yếu tố này lên hoạt động quản lí nhà trường, đặc biệt sau những thách thức mà đại dịch Covid-19 đã tạo ra trong việc chuyển đổi hình thức dạy học và môi trường làm việc.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa giáo dục, Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh (EMI) trong hệ thống giáo dục đại học, với số lượng tăng gấp bốn lần kể từ đầu những năm 2000. Sự gia tăng này không chỉ phản ánh tầm nhìn chiến lược của quốc gia mà còn thể hiện rõ ràng nỗ lực quốc tế hóa giáo dục từ phía chính phủ, nhằm xây dựng một hệ thống học thuật hấp dẫn cho sinh viên quốc tế, đồng thời nâng cao kỹ năng ngôn ngữ cho sinh viên trong nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, quốc tế hóa giáo dục đại học đã trở thành chiến lược quan trọng đối với nhiều quốc gia. Tuy nhiên, cùng với những cơ hội, quốc tế hóa giáo dục cũng vấp phải nhiều chỉ trích về bất bình đẳng hệ thống và thương mại hóa giáo dục.
Nghiên cứu đã phân tích sự thay đổi các tiêu chí và năng lực của giáo viên phổ thông tại Việt Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đồng thời so sánh với hệ thống tiêu chuẩn của Úc và Singapore. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo viên thông qua việc cải tiến tiêu chuẩn đánh giá sự đồng bộ hóa chính sách và hỗ trợ tài chính để đảm bảo đạt hiệu quả áp dụng.
Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, tự chủ trường học là yếu tố then chốt để đáp ứng nhu cầu phát triển và cải tiến giáo dục. Trao quyền tự chủ giúp nâng cao sự hài lòng, cam kết của giáo viên và cải thiện chất lượng giáo dục toàn diện.
Trong bối cảnh giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam, vai trò của giáo viên bản ngữ và phi bản ngữ được quan tâm sâu sắc, đặc biệt là sự ảnh hưởng của các ý thức hệ đơn ngữ đối với việc tuyển dụng và đánh giá giáo viên tiếng Anh. Tuy vậy, yếu tố chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy vẫn được coi trọng hơn đặc điểm bản ngữ trong nâng cao chất lượng giáo dục.
Chính sách Giáo dục Quốc gia (NEP) 2020 của Ấn Độ là một bước ngoặt lớn trong cải cách giáo dục, với mục tiêu tạo ra một hệ thống giáo dục toàn diện và linh hoạt. Chính sách này hướng tới việc nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận giáo dục đại học, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và sáng tạo trong nền kinh tế tri thức toàn cầu.
Nhu cầu học đại học của học sinh nông thôn Trung Quốc đang ngày càng trở thành tâm điểm của các nghiên cứu giáo dục, do tầm quan trọng đối với cơ hội tiếp cận giáo dục và sự phát triển cá nhân. Bài viết cung cấp “bức tranh” tổng quan hệ thống về các nghiên cứu liên quan, làm sáng tỏ các yếu tố định hình nhu cầu giáo dục và khả năng tiếp cận đại học của học sinh từ khu vực nông thôn.
Tại Việt Nam, trước ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục đại học phải đối mặt với những thay đổi từ môi trường giáo dục, vai trò của giảng viên và sinh viên cho đến các phương pháp giảng dạy. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện đại, giáo dục đại học Việt Nam cần thay đổi tư duy và cách tiếp cận, đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo, áp dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy và tăng cường liên kết với doanh nghiệp để tạo ra nền tảng bền vững cho sinh viên.
Tính minh bạch trong các hoạt động đánh giá là một yếu tố cốt lõi của hệ thống giáo dục đại học tại Anh, góp phần duy trì sự công bằng và tin cậy trong quy trình học tập và đánh giá năng lực sinh viên. Chính sách này không chỉ đòi hỏi sự rõ ràng trong mục tiêu, tiêu chí và phản hồi đánh giá, mà còn là yếu tố giúp điều chỉnh kỳ vọng của sinh viên, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển học thuật.
Trong bối cảnh giáo dục đại học ngày càng cạnh tranh và đòi hỏi sự đổi mới, việc áp dụng các chiến lược “Relationship marketing” (Tiếp thị mối quan hệ) trở nên cấp thiết để cải thiện sự hài lòng, duy trì mối quan hệ bền vững và xây dựng bản sắc thương hiệu. Bài viết này nhấn mạnh vai trò quan trọng của giảng viên trong việc triển khai các chiến lược “Relationship marketing” nhằm nâng cao danh tiếng và hình ảnh của các trường đại học.
Tại Trung Quốc, giáo viên là một trong những nhóm nghề nghiệp chịu áp lực cao nhất, với tỉ lệ kiệt sức nghề nghiệp (burnout) ngày càng tăng. Cheng và cộng sự (2022) đã xem xét hội chứng kiệt sức nghề nghiệp của giáo viên tại Trung Quốc thông qua mô hình Nhu cầu - Nguồn lực công việc (JD-R model), tập trung vào các yếu tố như yêu cầu công việc, tài nguyên cá nhân và kết quả của hội chứng kiệt sức.
Bài báo này phân tích những ảnh hưởng của các chính sách thể chế đối với hoạt động giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (ESL) và làm rõ cách các chính sách giáo dục đại học, quy trình tuyển sinh và quản lý ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập của sinh viên, đặc biệt là sinh viên thuộc nhóm yếu thế.
Nghiên cứu này phân tích 1.677 bài báo, làm rõ xu hướng và những tác động tích cực của công nghệ đối với kỹ năng ngôn ngữ, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, để công nghệ thực sự hiệu quả, cần kết hợp với phương pháp sư phạm phù hợp.