Giáo dục tư nhân – trụ cột mới của nền kinh tế: Câu chuyện từ trường Quốc tế Hội An (HAIS)

Trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy vai trò của khu vực kinh tế tư nhân như một động lực then chốt cho tăng trưởng, các mô hình giáo dục tư thục kiểu mới đang từng bước khẳng định vị trí không thể thiếu trong hệ sinh thái phát triển bền vững. Một trong những ví dụ điển hình chính là Trường Quốc tế Hội An (HAIS), nơi mà doanh nghiệp không chỉ tạo ra giá trị giáo dục, mà còn đóng góp thiết thực cho kinh tế và cộng đồng địa phương.

 “Chúng tôi không chỉ đầu tư cho giáo dục, mà đầu tư vào tương lai của con người -thứ tài sản bền vững nhất của một nền kinh tế hiện đại.” bà Trần Hạnh An – đại diện lãnh đạo HAIS chia sẻ .

 Trường Quốc tế Hội An (HAIS)

 Trường Quốc tế Hội An: Mô hình doanh nghiệp tư nhân kiểu mới

Trường Quốc tế Hội An thuộc Công ty TNHH Phát triển Giáo dục Cộng Đồng Xanh là mô hình giáo dục liên cấp kết hợp giữa chương trình quốc gia và quốc tế Cambridge. Với đội ngũ giáo viên quốc tế giàu kinh nghiệm, chương trình học toàn diện cùng không gian học tập mở, gần gũi với thiên nhiên, HAIS đang dần trở thành một điểm đến lý tưởng cho các gia đình mong muốn đầu tư lâu dài vào tương lai con cái.

Không chỉ dừng lại ở việc mang đến một môi trường học tập chất lượng, HAIS còn tạo ra việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và đóng góp ngân sách minh bạch. Song song đó, nhà trường tích cực triển khai các chương trình xã hội như học bổng cho học sinh tài năng, các chiến dịch bảo vệ môi trường, các hoạt động thiện nguyện cho cộng đồng trong và ngoài địa phương. Mỗi lớp học, mỗi hoạt động tại HAIS đều thể hiện tinh thần khai phóng, nhân văn và trách nhiệm cộng đồng sâu sắc.

Hoạt động chạy gây quỹ cho tổ chức hỗ trợ trẻ em khiếm thính Hearing & Beyond tại HAIS

 Thách thức khi phát triển giáo dục tư nhân tại Việt Nam

Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, quá trình vận hành và phát triển của các cơ sở giáo dục tư thục như trường Quốc tế Hội An (HAIS) cũng không tránh khỏi những khó khăn nhất định – đặc biệt trong việc đảm bảo cơ sở vật chất lâu dài, nguồn lực đầu tư và duy trì môi trường hoạt động tích cực. Một số thách thức vẫn còn hiện hữu, như việc tìm kiếm quỹ đất phù hợp cho giáo dục, áp lực đầu tư dài hạn trong khi thiếu các hỗ trợ chuyên biệt, hay môi trường cạnh tranh đôi khi chưa thật sự công bằng.

Dù đối mặt với nhiều khó khăn, HAIS vẫn kiên định với định hướng giáo dục nhân văn, chất lượng và toàn diện. Nhà trường lấy học sinh làm trung tâm, đề cao sự tử tế, sáng tạo và phát triển cá nhân bền vững – như một minh chứng rõ ràng cho năng lực nội tại của khối doanh nghiệp tư nhân trong việc xây dựng nền giáo dục hiện đại và nhân văn.

Giáo viên và học sinh tiểu học tại trường Quốc tế Hội An

 Thực tế này cho thấy, để các doanh nghiệp giáo dục tư nhân như trường Quốc tế Hội An có thể phát huy tối đa vai trò trong phát triển kinh tế – xã hội, cần có sự đồng hành từ chính sách với tầm nhìn dài hạn, đặc biệt trong việc tạo điều kiện về hạ tầng, tài chính và môi trường hoạt động minh bạch, tích cực.

Đầu tư vào con người – nền tảng cho kinh tế dài hạn

Giáo dục không tạo ra sản phẩm tức thì, nhưng lại sản sinh “vốn con người” – thứ tài sản chiến lược của nền kinh tế số và hội nhập. Học sinh từ Trường Quốc tế Hội An được trang bị các năng lực cốt lõi như tư duy phản biện, sáng tạo, kỹ năng học tập suốt đời, đa văn hóa và tinh thần trách nhiệm xã hội – đây chính là lực lượng lao động tương lai mà quốc gia nào cũng cần.

Trường Quốc tế Hội An cho thấy doanh nghiệp giáo dục không chỉ góp phần vào tăng trưởng GDP, mà còn “sản xuất” ra những công dân toàn cầu, biết sống, biết yêu thương và có trách nhiệm.

 Lớp học mở rộng ra cả không gian ngoài trời tại HAIS

 Khi doanh nghiệp tư nhân làm giáo dục vì cộng đồng

Câu chuyện của Trường Quốc tế Hội An cho thấy: khi doanh nghiệp tư nhân làm giáo dục với trái tim vì cộng đồng, lợi ích kinh tế không tách rời lợi ích xã hội. Trong hành trình xây dựng nền kinh tế hiện đại, bền vững và nhân văn, không thể thiếu sự đồng hành của các mô hình như HAIS – nơi giáo dục là đầu tư cho tương lai con người, và con người chính là nền tảng của mọi phát triển bền vững.

Từ khóa: #trường Quốc tế Hội An, #HAIS, #Hoi An International School  #truong quoc te hoi an #xu hướng giáo dục quốc tế

Trịnh Thu

Bạn đang đọc bài viết Giáo dục tư nhân – trụ cột mới của nền kinh tế: Câu chuyện từ trường Quốc tế Hội An (HAIS) tại chuyên mục Dạy và học trong nhà trường của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

 

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19