Trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, việc nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên các môn khoa học xã hội (KHXH) trở thành một vấn đề quan trọng. Chương trình giáo dục phổ thông mới nhấn mạnh vai trò của các môn KHXH trong việc hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh. Nhờ những kiến thức khoa học, học sinh không chỉ được trang bị thế giới quan khoa học, tình yêu thiên nhiên, con người, mà còn học cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu phát triển bền vững. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu này, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải đảm bảo năng lực chuyên môn và kỹ năng dạy học hiện đại.
Thực tế hiện nay cho thấy, chỉ khoảng 20% giáo viên đáp ứng đầy đủ năng lực dạy học theo chương trình mới, trong khi đối tượng có năng lực chưa vững chiếm tới 60%. Các năng lực bất cập bao gồm phát triển chương trình nhà trường, dạy học tích hợp, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, và đổi mới phương pháp giảng dạy. Nguyên nhân của tình trạng này bao gồm hạn chế trong việc đào tạo sư phạm và hiệu quả các khoá bồi dưỡng chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Việc nâng cao năng lực dạy học có thể bắt đầu từ các trường đào tạo sư phạm. Điều này bao gồm việc tăng cường nâng cao năng lực và phẩm chất cho đội ngũ giảng viên. Việc đổi mới chương trình đào tạo giáo viên có thể hỗ trợ phát triển năng lực tích hợp và nghề nghiệp, giúp sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng đảm nhận tốt vai trò giảng dạy khi ra trường. Trong công tác tuyển sinh, việc lựa chọn thí sinh có năng khiếu và đạo đức nghề nghiệp là yếu tố then chốt, đảm bảo đầu ra chất lượng.
Ngoài ra, các giải pháp dẫn dẫn được thực hiện trong quá trình bồi dưỡng tại các trường phổ thông. Việc đổi mới nội dung và hình thức bồi dưỡng nhấn mạnh vào việc bổ sung kiến thức chuyên môn, tăng cường thực hành và sử dụng công nghệ thông tin. Các buổi sinh hoạt chuyên môn như thao giảng, tham quan thực tế, và học nhóm cung cấp cơ hội giúp giáo viên đổi mới phương pháp và nâng cao khả năng chuyên môn. Bên cạnh đó, khuyến khích giáo viên tự học thông qua các tài liệu bồi dưỡng chuyên biên theo từng chủ đề, góp phần tăng cường động lực nghề nghiệp.
Khi đội mới đã đạt được hiệu quả, giáo viên KHXH không chỉ có thể góp phần đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện hiệu quả, mà còn đảm bảo việc phát triển toàn diện năng lực học sinh Việt Nam. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, trường đại học và trường phổ thông có vai trò thúc đẩy hiệu quả hóa nguồn nhân lực trong giáo dục. Mỗi quan hệ tốt giữa các bên sẽ là nền tảng để tạo ra những chuyển biến lớn trong hệ thống giáo dục quốc gia.
Huyền Đức
Nguồn: Nguyễn Long Giao (2018). Nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên các môn khoa học xã hội trước yêu cầu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), 159-167.