Tiếp theo Thông báo số 72 /TB-NTT ngày 26 tháng 4 năm 2024 về việc tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề “Đổi mới sáng tạo trên hệ sinh thái giáo dục số lần thứ 3” năm 2024, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành trân trọng phát hành Thông báo này nhằm tiếp tục thông tin đến các đơn vị, tổ chức và cá nhân một số thông tin chính thức về Hội thảo như sau:
I. Mục tiêu
Hội thảo khoa học quốc gia về “Đổi mới sáng tạo trên hệ sinh thái giáo dục số lần thứ 3” (The 3rd Conference on Innovation in the Digital Education Ecosystem - CIDEE 2024) tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành nhằm nghiên cứu, thảo luận và đề xuất giải pháp đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực Khoa học Giáo dục trên hệ sinh thái giáo dục số, nhằm tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong bối cảnh quốc gia chuyển đổi số. Bên cạnh đó, Hội thảo cũng kỳ vọng tạo lập diễn đàn giúp các bộ phận tham mưu của đơn vị, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp thảo luận về định hướng, các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam. Đặc biệt, Hội thảo cũng là cơ hội kết nối các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội hợp tác xây dựng nền giáo dục 4.0 và mục tiêu giáo dục vì phát triển bền vững.
II.Thời gian, Địa điểm
Thời gian tổ chức: lúc 8:00 ngày 16 tháng 8 năm 2024
Địa điểm: Hội trường 801 - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, cơ sở 300A Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
III. Nội dung chính của Hội thảo
1. Những vấn đề lý luận, phương pháp và công nghệ giáo dục quốc tế theo tiếp cận phát triển năng lực người học và cá thể hóa trong hệ sinh thái giáo dục số.
2. Những trường phái, khuynh hướng, rào cản và tác động ảnh hưởng đến Đổi mới sáng tạo trong giáo dục trước bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay.
3. Cơ hội và thách thức trong chính sách quản lý, quản trị theo hướng hội nhập quốc tế nhằm kết nối chuỗi giá trị trong hệ sinh thái giáo dục số.
4. Đề xuất lý thuyết đo lường, trắc lượng và tích hợp các chỉ số sếp hạng quốc tế với hiệu suất giáo dục Việt Nam trong đối sánh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
5. Mô hình cấu trúc hệ sinh thái giáo dục số thích ứng với các công nghệ số của Cách mạng công nghiệp 4.0 hướng tới trường học số, kinh tế số, xã hội số, công dân số (như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, thực tế ảo …).
6. Các chủ đề khác thuộc phạm vi đổi mới sáng tạo trên hệ sinh thái giáo dục số.