Giáo dục đại học truyền thống được cung cấp thông các tổ chức công với sự quản lý ngành theo sát mô hình quản lý khu vực công. Tuy nhiên, khái niệm “quản lý công mới” đã tác động đến sự chuyển dịch từ phụ thuộc vào nhà nước về tài trợ và kiểm soát sang các quy trình thị trường. Do đó, sự chuyển đổi rõ rệt trong giáo dục đại học ở nhiều nước từ mô hình nhà nước kiểm soát sang mô hình nhà nước giám sát. Điều này đặt ra yêu cầu nhà nước cần cung cấp một khuôn khổ hoạt động thay vì kiểm soát trực tiếp các cơ sở giáo dục.
Nghiên cứu của Varghese & Martin xem xét tác động của các cải cách trong chính sách chỉ đạo và cơ cấu quản trị cũng như tác động của chúng đối với hiệu quả quản lý và quản lý của giáo dục đại học ở cả cấp quốc gia và cấp trường. Các trường hợp nghiên cứu điển hình được thực hiện ở Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam. Trọng tâm bài viết cho thấy một xu hướng cải cách chung ở tất cả các quốc gia này là trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học.
Nguồn: Sưu tầm
Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm tương đồng và khác biệt giữa từng quốc gia trong việc áp dụng quyền tự chủ trong các bối cảnh khác nhau. Điều này cho thấy “quyền tự chủ” là một khái niệm tương đối. Một điểm chung quan trọng của cả 5 trường hợp nghiên cứu điển hình là quyền tự chủ biểu thị sự tập trung quyền ra quyết định ở cấp trường (hiệu trưởng/chủ tịch với đội ngũ quản lý thường được đặt dưới sự giám sát của cơ quan chủ quản).
Định hướng và truyền thống chính trị đóng một vai trò quan trọng trong cách nhận thức và thực hiện quyền tự chủ. Ở một số quốc gia, các đảng chính trị cầm quyền có ảnh hưởng và sự hiện diện mạnh mẽ trong các trường đại học. Trong trường hợp của các nước xã hội chủ nghĩa, sự kiểm soát của đảng là một yếu tố nổi bật của quản trị. Nhìn chung, nghiên cứu ủng hộ quan điểm cho rằng các trường đã trở nên độc lập hơn trong hoạt động, được tự do bổ nhiệm giảng viên và đưa ra các quyết định liên quan đến thăng chức. Họ cũng được tự do huy động các nguồn lực và sử dụng các nguồn lực được huy động thêm vì lợi ích của tổ chức khi họ (cơ quan quản lý) thấy phù hợp.
Nghiên cứu cũng nhận định các chính sách tự chủ cần có những điều kiện nhất định mới có thể thành công. Trước hết, quyền tự chủ đòi hỏi chính sách quốc gia phải mạch lạc. Hai trong số năm quốc gia nghiên cứu trường được đặc trưng bởi quản trị theo chiều ngang (các trường đại học được đặt dưới nhiều bộ chủ quản) và ba trong số các trường hợp nghiên cứu được đặc trưng bởi quản trị chia sẻ theo chiều dọc (các trường đại học được đặt dưới các cơ cấu chính phủ trung ương và phi tập trung). Trong trường hợp phân cấp quản lý, Việt Nam gặp phải tình trạng thiếu sự phối hợp giữa cấp quốc gia và cấp khu vực về các quy định về quản lý tài chính. Điều này tạo ra sự không chắc chắn và mâu thuẫn ở cấp độ trường đại học trong khu vực. Do đó, sự phối hợp của các bộ quốc gia (tài chính, dịch vụ công và giáo dục) và sự gắn kết trong chính sách của các bộ này được nhấn mạnh là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện thành công các chính sách nhằm tăng cường quyền tự chủ.
Cuối cùng, quyền tự chủ không nên được coi là mục tiêu tự thân mà là phương tiện để đạt được mục đích. Việc áp dụng quyền tự chủ cần phù hợp với bối cảnh quốc gia (bao gồm cả năng lực hành chính) và phải phù hợp với bối cảnh chính sách. Không có một mô hình duy nhất cho cải cách quản trị lý tưởng trong giáo dục đại học; thay vào đó, cải cách quyền tự chủ cần được coi là một phương tiện trong một chương trình cải cách rộng lớn hơn.
Huyền Đức lược dịch
Nguồn: Varghese, N. V., & Martin, M. (2013). Governance reforms and university autonomy in Asia. International Institute for Educational Planning (IIEP), 50.