Khuyến nghị một số chiến lược nâng cao chất lượng giảng dạy ở Đại học

Nhiều trường đại học hiện nay đang đối mặt với sự gia tăng đa dạng về lượng sinh viên và cải thiện chất lượng giáo dục. Để đáp ứng thách thức này, nhiều cơ sở đã thiết lập các chiến lược nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Bài viết này đề cập đến các phương pháp thúc đẩy chất lượng giảng dạy, đồng thời giới thiệu các chính sách và thực tiễn tại Đại học Laval, Canada, như một mô hình tham khảo cho các cơ sở giáo dục Việt Nam.

Những thách thức và mục tiêu

Các cơ sở giáo dục đại học hiện nay đang bị thách thức bởi sự gia tăng đa dạng về lượng sinh viên đăng ký vào đại học. Đồng thời, các trường đang chịu áp lực lớn hơn từ công chúng trong việc chứng minh rằng họ đang chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng cho thị trường lao động và cho thấy giá trị mà sinh viên sẽ nhận được sau khi được đào tạo bởi cơ sở giáo dục đang theo học. Nhiều nhà lãnh đạo trường đang xem xét lại cách quản lý sự cân bằng trong việc hoàn thành nghĩa vụ giảng dạy và nghiên cứu của mình cũng như cách nâng cao chất lượng dạy và học mà họ cung cấp. Trên khắp các quốc gia, có một xu hướng chung là các tổ chức áp dụng các cách tiếp cận chiến lược hơn cho sự phát triển của họ.

Do đó, nhiều tổ chức đã thiết lập các mục tiêu chiến lược rõ ràng nhằm tập trung vào công việc hợp lý hóa và hướng dẫn lập kế hoạch hoạt động hướng tới chất lượng giảng dạy. Những mục tiêu chiến lược này cũng có thể được sử dụng để thể hiện sự cam kết của tổ chức trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo cơ sở cho việc phát triển nhiều chính sách ở cấp cơ sở, khoa, trường hoặc chương trình và theo dõi tiến độ hướng tới kết quả tốt hơn.

Nguồn: Freepik

Những khuyến nghị về chính sách và thực tiễn

Thiết lập khuôn khổ giảng dạy và học tập

Việc phát triển một khuôn khổ giảng dạy và học tập toàn trường phản ánh sứ mệnh, giá trị và chuyên môn của trường, đồng thời xác định mục tiêu giảng dạy và kết quả học tập mong đợi của sinh viên. Bên cạnh đó, đảm bảo rằng tất cả các khuôn khổ dạy và học cụ thể tại khoa, trường hoặc chương trình mức độ phù hợp với khuôn khổ toàn tổ chức. Để làm được điều này, các cơ sở giáo dục nên thu hút cộng đồng (giảng viên toàn thời gian và bán thời gian, nhà nghiên cứu và giảng viên chỉ giảng dạy) đưa ra nêu ý kiến vào việc phát triển các khuôn khổ này để đảm bảo sự hiểu biết được chia sẻ rộng rãi về chất lượng.

Thúc đẩy chất lượng giảng dạy trong và ngoài trường

Tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy các cuộc thảo luận về chất lượng giảng dạy, ví dụ như một phần của chương trình (tái) kiểm định, kiểm toán tổ chức, công bố bảng xếp hạng quốc tế, bổ nhiệm lãnh đạo trường đại học mới, thực hiện cải cách quốc gia. Sử dụng nhiều con đường và bối cảnh khác nhau (ví dụ: tuyên bố sứ mệnh, các chính sách của tổ chức như thăng tiến và tăng lương, hỗ trợ cho các giải thưởng giảng dạy của tổ chức và quốc gia, v.v.) để truyền đạt rõ ràng đến cộng đồng học thuật rằng việc giảng dạy là quan trọng và có giá trị. Bê cạnh đó, tham gia vào các mạng lưới quốc gia, khu vực và quốc tế để chia sẻ những thực tiễn tốt nhất về chất lượng giảng dạy và tổ chức các sự kiện (hội nghị) quốc gia hoặc khu vực để tiếp xúc với những thành tựu của tổ chức về chất lượng

Tăng cường liên kết giữa giảng dạy và nghiên cứu

Các cơ sở giáo dục nên tìm hiểu xem hoạt động nghiên cứu của trường ảnh hưởng như thế nào đến các chính sách hỗ trợ việc dạy và học (ví dụ: về môi trường học tập, thiết kế chương trình giảng dạy, đánh giá sinh viên). Thứ hai, cung cấp sự hỗ trợ cho các giảng viên tham gia vào việc thúc đẩy chất lượng giảng dạy để họ có thể tham gia không làm suy yếu sự nghiệp của họ với tư cách là nhà nghiên cứu. Thứ ba, xây dựng năng lực nghiên cứu thông qua việc thúc đẩy các mối liên kết nghiên cứu giảng dạy. Thứ tư, thu hút sinh viên đại học tham gia thực hiện nghiên cứu như một phần của chiến lược giảng dạy và học tập, đồng thời khuyến khích và hỗ trợ sinh viên đại học xuất bản nghiên cứu của họ. Thứ năm, hỗ trợ phát triển chuyên môn chéo cho giảng dạy và nghiên cứu nhằm tăng cường học hỏi lẫn nhau tránh những con đường phát triển chuyên nghiệp khác biệt.

Thực tiễn tại Đại học Laval ở Canada đã có một cách tiếp cận thích hợp trong việc khuyến khích và khen thưởng sự xuất sắc trong giảng dạy. Hàng năm, Đại học Laval tổ chức Giải thưởng Đại học về Giảng dạy Xuất sắc nhằm vinh danh các thành viên của khoa vì phương pháp giảng dạy đặc biệt hoặc việc sản xuất tài liệu giáo dục chất lượng cao. Cuộc thi này được tổ chức bởi phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động học thuật và quốc tế với sự hỗ trợ của dịch vụ giảng dạy và Học tập. Hội đồng tuyển chọn gồm phó hiệu trưởng phụ trách Hoạt động học thuật và quốc tế, đại diện các khoa và sinh viên từ các khóa 1, 2 và 3. Đây là một cách tiếp cận toàn diện, đảm bảo rằng mọi quan điểm đều được cân nhắc trong việc đánh giá chất lượng giảng dạy. Một điểm đáng chú ý từ trường Đại học Laval là sự khuyến khích sản xuất tài liệu giáo dục chất lượng cao. Trường nhấn mạnh rằng chất lượng vượt trội của tài liệu giáo dục có khả năng tạo ra tác động đáng kể đến việc học tập. Do đó, các giáo viên được khuyến khích và khen thưởng về chất lượng của các khóa học từ xa, sách giáo khoa và tài liệu kỹ thuật số.

Ngành giáo dục Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều giải thưởng và cuộc thi nhằm khuyến khích và khen thưởng sự xuất sắc trong giảng dạy, tương tự như các giải thưởng tại Đại học Laval, Canada. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam nên tổ chức thêm những cuộc thi như vậy để không chỉ ghi nhận và vinh danh những nỗ lực của giảng viên, mà còn khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam.

Hồng Anh

Tài liệu tham khảo

Hénard, F., & Roseveare, D. (2012). Fostering quality teaching in higher education: Policies and practices. An IMHE guide for higher education institutions, 1(1), 7-11. https://www.academia.edu/download/31567371/QT_policies_and_practices.pdf

Bạn đang đọc bài viết Khuyến nghị một số chiến lược nâng cao chất lượng giảng dạy ở Đại học tại chuyên mục Chính sách quốc tế của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19