Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học là một hiện tượng toàn cầu, với nhiều tổ chức và cơ quan chịu trách nhiệm giám sát và đánh giá chất lượng của các trường và chương trình. Việt Nam có lịch sử riêng về đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Từ năm 2005, các cuộc thảo luận và hoạt động được bắt đầu với mong muốn đảm bảo chất lượng nội bộ và kiểm định bên ngoài được hỗ trợ bởi Cục Quản Lý Chất Lượng - Bộ Giáo dục, đồng thời có sự tham gia của các tổ chức quốc tế dự án HEP1, HEP2 và ProfQim.Với sự hỗ trợ của các dự án này và sự hợp tác quốc tế khác trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng, quá trình kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học của Việt Nam đã được đẩy nhanh với ngày càng nhiều trung tâm đảm bảo chất lượng nội bộ được thành lập trong các trường đại học.
Phát hiện của Nguyen (2012) chỉ ra rằng hoạt động đào tạo quốc tế cho một nhóm trường đại học được hưởng lợi đã tạo ra những con người nòng cốt có kiến thức về đảm bảo chất lượng để hỗ trợ các hoạt động đảm bảo chất lượng trong trường đại học. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây (Nguyen, 2021) cho thấy những trở ngại chính đối với chuyên viên đảm bảo chất lượng ở Việt Nam vẫn liên quan đến việc họ thiếu kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực quản lý chất lượng.
Các dự án quốc tế có ích, nhưng liệu nghiên cứu quốc tế có giá trị trong thực tiễn hàng ngày? Điều đó liên quan đến câu hỏi nghiên cứu sơ bộ nêu trên trong bối cảnh Việt Nam: Làm thế nào để tất cả những phát hiện có giá trị này trong nghiên cứu quản lý chất lượng giáo dục đại học có thể thực sự được triển khai trong thực tiễn hàng ngày của các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng chất lượng bên trong của họ? Để trả lời câu hỏi nghiên cứu nhóm tác giả đã tiến hành phân tích các bài báo được xuất bản trên Tạp chí Quality in Higher Education từ tháng 9/2021 đến tháng 10/2022.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung các bài viết về đảm bảo chất lượng nội bộ đăng trên tạp chí có ảnh hưởng tích cực và hữu ích cho giáo dục đại học ở Việt Nam. Đặc biệt là các bài viết về đào tạo đảm bảo chất lượng, các trung tâm đảm bảo chất lượng và các quy trình chất lượng mới nổi. Trong phần phát hiện, nhóm tác giả đã trình bày kết quả tìm kiếm các khuyến nghị chất lượng. Những khuyến nghị này đã được phân tích để phù hợp sử dụng trong bối cảnh Việt Nam và được tác giả quy thành năm chủ đề chính: sự tham gia của các bên liên quan, đào tạo đảm bảo chất lượng, từ con số đến tường thuật, trung tâm đảm bảo chất lượng và sự xuất hiện. Từ đó, dẫn dắt đến câu hỏi “Làm thế nào để có thể áp dụng tất cả những phát hiện có giá trị này trong nghiên cứu quản lý chất lượng giáo dục đại học vào thực tiễn hàng ngày của các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng của quy trình đảm bảo chất lượng nội bộ?”. Nhóm tác giả đã xác định hai khả năng: tạo một cộng đồng học tập trong trường đại học hoặc cùng kết hợp với các trường đại học khác trong khu vực.
Vân An lược dịch
Nguồn
Van Kemenade, E., & Nguyen, C. H. (2023). The Values of Recommendations by Quality Assurance Papers: The Case of Vietnam. Vietnam Journal of Education, 7(2), 82–90.