Ở các quốc gia có một school-entry cutoff date (tạm dịch: ngày khóa/kết sổ nhập học, thời hạn cuối cùng nhập học), những cá nhân sinh ngay sau “ngày khóa sổ” này sẽ lớn hơn gần 1 tuổi so với những cá nhân trong cùng một nhóm học sinh sinh ngay trước ngày đó. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận rằng, nhờ có thêm một năm trưởng thành và tích lũy kỹ năng, những học sinh lớn tuổi trong một nhóm thuần tập vượt trội hơn so với những học sinh nhỏ tuổi.
Relative age effect (tạm dịch: Hiệu ứng tuổi tác tương đối) đối với thành tích học tập ở độ tuổi sớm được chấp nhận rộng rãi bởi các nghiên cứu trước đây (Arrhenius et al., 2021; Barua & Lang, 2016; Bedard & Dhuey, 2006; Black et al., 2011; Crawford et al., 2010; González-Betancor & López-Puig, 2016; McEwan & Shapiro, 2008; Oosterbeek et al., 2021; Peña, 2017). Trong thời gian đầu tiên của quá trình học tập, trưởng thành thêm có nghĩa là kết quả học tập tốt hơn, tỷ lệ lưu ban thấp hơn, tỷ lệ rối loạn học tập thấp hơn và khả năng cao, người học sẽ tiếp tục theo học chương trình giáo dục đại học. Tuy nhiên, các kết luận về việc liệu độ tuổi đi học có tạo điều kiện cho trình độ học vấn cuối cùng hay không vẫn khá mơ hồ (Black et al., 2011; Fredriksson & Öckert, 2013; Kawaguchi, 2011; Oosterbeek et al., 2021; Pehkonen et al., 2015; Peña, 2017; Skirbekk et al., 2004; Zhang & Xie, 2018). Để cố gắng giảm bớt sự mơ hồ này, nghiên cứu của nhóm tác giả Manuel T. Valdés & Miguel Requena đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc trở thành một trong những cá nhân lớn tuổi nhất hoặc nhỏ tuổi nhất trong nhóm học tập đối với tổng số năm học; việc hoàn thành giáo dục phổ thông, đại học và sau đại học; và xu hướng đạt được bằng cấp trong lĩnh vực nghiên cứu STEM.
Trường hợp của Tây Ban Nha phù hợp với nghiên cứu này vì có một ngày khóa sổ nhập học nghiêm ngặt (ngày 1 tháng 1) với sự tuân thủ gần như phổ biến. Do đó, những người sinh vào đầu tháng 1 nhất thiết phải bắt đầu học tiểu học khi lớn hơn 1 tuổi so với những người sinh vào cuối tháng 12. Hơn nữa, có sẵn dữ liệu điều tra dân số chất lượng cao cung cấp các mẫu có kích thước đáng kể và chứa thông tin cả về ngày sinh chính xác và trình độ học vấn cuối cùng. Dựa trên dữ liệu có sẵn và mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả đã áp dụng RDD để ước tính ảnh hưởng của ngày sinh so với ngưỡng nhập học đối với trình độ học vấn và lĩnh vực nghiên cứu. Những dữ liệu này đáp ứng các yêu cầu cơ bản đối với RDD, không có thử nghiệm nào có thể làm sai lệch những phát hiện chính trong nghiên cứu. Vì vậy, trên cơ sở này, đóng góp của nghiên cứu về hiệu ứng tuổi tác tương đối là gấp đôi. Nghiên cứu trình bày các kết quả mới về trình độ học vấn cuối cùng ở Tây Ban Nha phụ thuộc như thế nào vào độ tuổi bắt đầu đi học, theo hiểu biết tốt nhất của nhóm tác giả, rằng độ tuổi bắt đầu đi học ảnh hưởng đến việc hoàn thành giáo dục trong lĩnh vực nghiên cứu STEM.
Đầu tiên, độ tuổi bắt đầu đi học có tác động đáng kể đến khả năng đáp ứng trình độ giáo dục bắt buộc và bằng đại học nhưng không ảnh hưởng đến giáo dục sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ) ở nam giới. Điều này có nghĩa là những nam giới sinh sau ngưỡng giới hạn được học nhiều hơn 0,2 năm so với những người cùng lứa sinh ra trước ngưỡng giới hạn, một hiệu quả rất phù hợp với nghiên cứu trước đây (Fredriksson & Öckert, 2013; Kawaguchi, 2011; Zhang & Xie, 2018). Thật thú vị, hiệu ứng tuổi tác tương đối ít “dữ dội hơn” khi nghiên cứu phân tích trình độ học vấn cao hơn. Cách giải thích của nhóm nghiên cứu về mô hình giảm dần này là lợi thế của việc là một trong những học sinh lớn tuổi nhất (trẻ nhất) trong một nhóm học sinh đặc biệt phù hợp với những học sinh đang gặp khó khăn. Những người có thành tích kém sinh vào đầu năm có thể nhận thấy ở đó động lực cần thiết để hoàn thành một trình độ học vấn nhất định. Đổi lại, những người có thành tích thấp sinh vào cuối năm sẽ không hoàn thành cấp học đó hoặc không theo đuổi con đường học vấn cao hơn. Có thể nói, nhóm học sinh nhỏ tuổi trong nhóm sẽ bị loại bỏ những thành viên kém năng lực học tập hơn, trong khi thành phần của nhóm học sinh lớn hơn sẽ không đồng nhất hơn về năng lực học tập. Do đó, việc ở trong số những học sinh lớn tuổi nhất của một nhóm học sinh thay vì nằm trong số những học sinh nhỏ tuổi nhất sẽ ít có lợi thế hơn ở các cấp học cao hơn, nơi học sinh được lựa chọn kỹ lưỡng hơn về mặt học tập.
Tuy nhiên, ở nữ giới, không quan sát được có hiệu ứng như vậy. Sự không đồng nhất này phải được định hình trong bối cảnh của những thay đổi mạnh mẽ mà trong những thập kỷ gần đây đã khiến phụ nữ đạt điểm cao hơn nam giới ở tất cả các xã hội tiên tiến (DiPrete & Buchmann, 2013). Những lời giải thích chủ yếu cho khoảng cách giáo dục theo giới đã loại trừ sự khác biệt tổng thể về khả năng nhận thức và cho rằng nam giới gặp bất lợi là do mức độ nỗ lực, cam kết, mức độ tận hưởng cuộc sống học đường và tầm quan trọng của giáo dục cao hơn của nữ sinh (Barone & Assirelli, 2020; Lörz & Mühleck, 2019; Lundberg, 2020). Những giải thích như vậy giúp ích rất ít trong việc hiểu được sự biến mất của sự khác biệt về tuổi khi bắt đầu đi học trong trình độ học vấn cuối cùng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bé gái có hiệu ứng tuổi tác tương đối thấp hơn ở giai đoạn đầu của quá trình học tập (Datar, 2006; McEwan & Shapiro, 2008; Mühlenweg, 2010; Page et al., 2017). Có thể là, ở Tây Ban Nha, lực thúc đẩy hiệu ứng ban đầu lớn hơn ở nam giới lại không hiệu quả ở nữ giới và về sau, hiệu ứng này hoàn toàn biến mất trước khi ảnh hưởng đến trình độ học vấn cuối cùng. Ngoài ra, hiệu ứng tuổi tác tương đôi có nhiều khả năng được tìm thấy trong trình độ học vấn cuối cùng nếu học sinh đưa ra quyết định sớm trong đời có ảnh hưởng lớn đến trình độ học vấn của họ, chẳng hạn như rời khỏi hệ thống giáo dục trước khi hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc. Vì nam giới ở Tây Ban Nha bỏ học sớm rất nhiều (OECD, 2021), đây có thể là một lý do khác khiến nhóm nghiên cứu không quan sát thấy bất kỳ hiệu ứng tuổi tác tương đối nào về trình độ học vấn cuối cùng của nữ giới.
Ảnh hưởng của độ tuổi bắt đầu đi học đối với việc theo đuổi bằng cấp trong lĩnh vực STEM, vốn là lựa chọn mà nam giới chiếm ưu thế (Legewie & DiPrete, 2014a, b), cũng thú vị không kém. Với trình độ học vấn tổng thể, nữ giới dường như không bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng tuổi tác tương đối. Tuy nhiên, độ tuổi bắt đầu đi học của nam giới có liên quan đến khả năng theo học các ngành khoa học và kỹ thuật thấp hơn. Cho rằng các nghiên cứu STEM đòi hỏi nhiều hơn về mặt chuẩn bị học tập, điều đáng ngạc nhiên là hiệu ứng tuổi tác tương đối ở nam giới là âm. Nhóm tác giả thiếu dữ liệu đầy đủ để phân tích phát hiện này với độ chính xác phù hợp. Tuy nhiên, hiệu ứng tuổi tác tương đối về nghiên cứu STEM ở nam giới tương thích với quy trình chọn lọc, theo đó những người học trẻ, có thành tích thấp rời khỏi hệ thống giáo dục khi họ gặp khó khăn, trong khi những người học lớn tuổi, có thành tích thấp sử dụng lợi thế tuổi tác để tiếp tục học nhưng tránh những yêu cầu cao về STEM.
Tuy nhiên, nhóm tác giả không loại trừ khả năng tất cả người học đều đăng ký học STEM như nhau, nhưng những người lớn tuổi bỏ học thường xuyên hơn. Nhìn chung, có thể nói rằng những cá nhân sinh ngay sau ngưỡng “chốt sổ” ít có khả năng hoàn thành chương trình giáo dục sau bắt buộc/đại học trong lĩnh vực nghiên cứu STEM (1) vì họ đăng ký ít hơn vào các lĩnh vực nghiên cứu STEM hoặc (2) vì họ đăng ký môn STEM nhưng có khả năng trượt môn cao hơn. Dù bằng cách nào, lý do tại sao họ chọn STEM ít hơn hoặc thất bại trong STEM là do họ đã gặp khó khăn ở cấp học trước đó và lý do duy nhất khiến họ hoàn thành là lợi thế lớn tuổi hơn trong nhóm của họ. Trong mọi trường hợp, việc xác nhận hoặc loại trừ những khả năng này đòi hỏi dữ liệu (theo chiều dọc) tốt hơn, cũng như nghiên cứu ngày càng chuyên sâu hơn.
Huyền Đức lược dịch
Nguồn: Valdés, M. T., & Requena, M. (2023). The effect of the age at school entry on educational attainment and field of study: an analysis using the Spanish census. Higher Education, 1-23. https://doi.org/10.1007/s10734-023-01053-5