Đánh giá của sinh viên về giảng dạy (Student evaluations of teaching; viết tắt: SET) thường được sử dụng để đánh giá chất lượng giảng dạy trong giáo dục đại học. Chúng cũng được đưa vào các quyết định về tuyển dụng và thăng tiến giảng viên (Brag et al., 2014; Kreitzer & Sweet-Cushman, 2021). Trong đó, phát hiện đáng lo ngại nhất là SET được sử dụng để phân biệt giới tính. Theo một số nghiên cứu, giảng viên nữ nhận được điểm đánh giá thấp hơn so với đồng nghiệp nam - mặc dù sinh viên dường như không học được nhiều hơn là bao từ giảng viên nam (Arbuckle & Williams, 2003; Boring, 2017; Macnell et al., 2015; Mengel et al., 2018; Mitchell & Martin, 2018; Özgumus et al., 2020).
Trong nghiên cứu này, Anne Skorkjær Binderkrantz & Mette Bisgaard đã phân tích khoảng 125.000 đánh giá giảng dạy về nội dung khoa học xã hội tại một trường đại học Đan Mạch. Hai tác giả đã xác định được mối quan hệ giới tính rõ ràng khi sinh viên nữ cho điểm đánh giá cao hơn đối với giảng viên nữ và ngược lại đối với sinh viên nam. Mặc dù nghiên cứu không phải là nghiên cứu đầu tiên xác định mối tương tác giữa giới tính của sinh viên và giới tính của giảng viên (Kreitzer & Sweet-Cushman, 2021: 5), nhưng động lực tương đương giữa sinh viên nam và nữ là duy nhất trong nghiên cứu. Kết quả này không phù hợp với ảnh hưởng chung của định kiến giới và vai trò không phù hợp của giảng viên nữ. Những phát hiện khác nhau trong các nghiên cứu quy mô lớn về đánh giá giảng dạy chỉ ra rằng các yếu tố bối cảnh đóng một vai trò quan trọng (Arrona-Palacios et al., 2020; Boring, 2017; Fan et al., 2019; Mengel et al., 2018; Zipser et al., 2021). Do đó, những phát hiện của nghiên cứu có thể phản ánh bối cảnh với mức độ bình đẳng giới trong giáo dục bậc cao và sự ủng hộ tương đối rộng rãi đối với các chuẩn mực bình đẳng giới (Boehnke, 2011; Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2021).
Để thực hiện bước đầu tiên hướng tới việc xác định các yếu tố tạo nên mối quan hệ tương đồng về giới tính, nghiên cứu đã phân tích các nhận xét mà sinh viên viết trong đánh giá của họ và tiến hành phỏng vấn 20 sinh viên. Nhóm tác giả đã thiết kế các cuộc phỏng vấn để phân tích các mẫu giới tính có thể có trong sự phù hợp giữa sở thích của sinh viên và cách các giảng viên thuộc các giới tính khác nhau đáp ứng những điều này. Đối với các sinh viên nam, dữ liệu chỉ ra tầm quan trọng của nhận thức rằng nam giới là những người thể hiện tốt hơn trong giảng dạy. Đối với sinh viên nữ, sự kết hợp giữa phương pháp giảng dạy tập trung vào đám đông và tương tác hơn giữa các giảng viên nữ và ý thức xác định giới tính dường như đóng một vai trò. Do đó, sinh viên nữ dường như đánh giá cao những phẩm chất cá nhân như khả năng tiếp nhận và coi những điều này phổ biến hơn ở giảng viên nữ của họ, trong khi sinh viên nam chú trọng hơn vào những đặc điểm truyền thống gắn liền với nam giới - quyết đoán và tự lực - và coi những điều này là phổ biến hơn giữa các giảng viên viên nam (Adams et al., 2021; Bachen et al., 1999). Những phát hiện này dựa trên một số lượng tương đối nhỏ các cuộc phỏng vấn nên chúng chủ yếu được coi là những gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo về mối quan hệ giới được tìm thấy trong phân tích định lượng.
Những phát hiện của nghiên cứu có ý nghĩa gì đối với việc sử dụng đánh giá giảng dạy trong giáo dục đại học? Thoạt nhìn, kết quả có thể “an ủi” những người lo lắng về sự thiên vị giới tính trong đánh giá giảng dạy. Nếu một số sinh viên hơi thiên vị phụ nữ và những người khác chống lại nam giới, điều này có thể dẫn đến những đánh giá không thiên vị. Tuy nhiên, đây sẽ là một kết luận vội vàng. Đầu tiên, thành phần giới của các sinh viên rất khác nhau giữa các khoa và khóa học. Thứ hai, ngay cả các đánh giá tổng thể có thể không thiên vị nhiều hơn giới tính này hay giới tính khác, thì một số kết quả của nghiên cứu chỉ ra vai trò của các yếu tố có thể ít liên quan đến việc học tập của sinh viên. Thứ ba, các tác động trung bình của giới được tìm thấy trong nghiên cứu này cho thấy tác động có thể diễn ra rất khác nhau đối với các cá nhân khác nhau. Theo lập luận của Adams et al. (2021), trong phạm vi các kỳ vọng về giới có ý nghĩa quan trọng, điều này có thể gây ảnh hưởng không tương xứng đến những người “không thực hiện đúng giới tính của mình” - tức là, các đánh giá về giảng dạy có thể đo lường một phần sự phù hợp cùng các kỳ vọng về giới đối với giáo viên.
Huyền Đức lược dich
Nguồn: Binderkrantz, A. S., & Bisgaard, M. (2023). A gender affinity effect: The role of gender in teaching evaluations at a Danish university. Higher Education, 1-20. https://doi.org/10.1007/s10734-023-01025-9
Ghi chú: Các quan điểm của Tác giả không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tạp chí Giáo dục.