Đọc học thuật như một thực hành xã hội trong giáo dục đại học

Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Afdal và cộng sự (2022), một khóa đào tạo giảng viên được sử dụng để khám phá xem liệu và bằng cách nào các buổi hội thảo đọc học thuật có phản ánh khái niệm lý thuyết kiến thức học thuật và cung cấp một môi trường học tập để phát triển học tập cũng như tham gia học thuật chuyên nghiệp. Dữ liệu được phân tích trong bài báo là các bản ghi chép hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên về các bài báo khoa học dựa trên một mẫu.

Trong bài báo này, nhóm ba tác giả Hilde W. Afdal, Kari Spernes và Reidun Hoff-Jenssen đã khám phá liệu các buổi hội thảo về đọc học thuật có thúc đẩy môi trường học tập để phát triển kiến thức học thuật hay không và bằng cách nào các hội thảo về đọc có cung cấp một môi trường học tập để phát triển học tập, gắn kết học thuật chuyên nghiệp? Đọc học thuật (Academic reading) là cơ sở cho hầu hết các hoạt động đọc, viết trong giáo dục đại học, và do đó, nó xứng đáng nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả các nhà giáo dục và nhà nghiên cứu.

Từ phân tích thực nghiệm, việc sử dụng tổng thể mẫu của nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thảo luận đối thoại, phát triển một tập hợp các kỹ năng nhận thức và các phạm trù kỷ luật khá tốt khi được sử dụng trong môi trường xã hội. Tuy nhiên, nhóm tác giả quan sát thấy xu hướng sinh viên “đi tắt” khi xem xét các khái niệm không quen thuộc. Điều này cho thấy rằng các ý tưởng từ nghiên cứu trước đó nhấn mạnh vào các kỹ năng chức năng - chẳng hạn như đọc phản biện, khơi gợi ý nghĩa từ văn bản, giải mã ký hiệu và ứng dụng kiến thức ngữ nghĩa và cú pháp (c.f. Gorzycki et al., 2016; Wilson, 2016), cũng như phát triển kiến thức về thể loại (c.f. Francis & Hallam, 2000) và kiến thức chuyên ngành (c.f. Bharuthram & Clarence, 2015) - có thể được chuyển giao sang các môi trường học tập xã hội.

Phần thách thức nhất trong việc thiết kế một hoạt động đọc theo truyền thống học thuật là thúc đẩy một môi trường đối thoại để thảo luận về giá trị của những phát hiện trong các bối cảnh khác nhau và cung cấp sự phức tạp, các sắc thái trong việc tạo nghĩa. Nghiên cứu tìm thấy “dấu vết” của những cuộc thảo luận như vậy trong tất cả các bản ghi (transcript). Nghiên cứu kết luận rằng khả năng gia tăng đã phát triển giữa các sinh viên, cho phép họ bắt đầu và tham gia vào cuộc thảo luận sau khi đọc học thuật từ năm thứ 3. Chủ yếu tham gia nghiên cứu này là sinh viên đại học, tuy nhiên vẫn cần phát triển hơn nữa khuôn mẫu, đặc biệt là khi nói đến ý nghĩa chung tạo ra các ngữ cảnh và những thay đổi có thể có trong thực tiễn giảng dạy ở tương lai. Quan trọng hơn, những thay đổi trong thực hành giảng dạy ở tương lai không được nghiên cứu đầy đủ dựa trên thiết kế nghiên cứu hiện tại; chúng chỉ có thể “thoáng qua” từ các đối thoại của sinh viên dẫn đến việc tạo ý nghĩa về mặt nhận thức và chuyên môn.

Theo Maguire et al. (2020) và Miller & Merdian (2020), nhóm nghiên cứu lập luận rằng việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc đọc học thuật như một thực hành xã hội sẽ thu hút sinh viên học tập về cách hiểu và giao tiếp về các văn bản học thuật rõ ràng. Khi nghiên cứu cung cấp cho sinh viên công việc hợp tác trong không gian xã hội, các em đã thể hiện một trình tự học tập phát triển (c.f. Cowley-Haselden, 2020; Nguyen & Henderson, 2020), cũng như gia tăng tự tin trong việc đọc học thuật (c.f. Kimberley & Thursby, 2020).

Nhìn chung, mô hình kiến thức học thuật (Lillis & Scott, 2007) quy định một luận điểm đầy thách thức phải được phát triển như một thực thể thực nghiệm cho việc đọc học thuật. Khuôn mẫu ban đầu của nghiên cứu dường như cung cấp nhiều kỹ năng học thuật và hiểu biết xã hội hơn là hiểu biết về kiến thức học thuật. Nhóm tác giả thấy rằng trong tương lai thiết kế lại mẫu và tổ chức các hội thảo đọc là cấp thiết. Do đó, nghiên cứu này đã truyền cảm hứng để tiếp tục phát triển mẫu đọc các hội thảo theo nhiều cách (xem ví dụ ở Phụ lục 2). Đầu tiên, nghiên cứu đã phát triển các mẫu phù hợp với một số thể loại văn bản học thuật, chẳng hạn như chương sách, văn bản lý thuyết và tài liệu đánh giá. Thứ hai, nghiên cứu đưa vào một câu hỏi yêu cầu sinh viên thảo luận và xác định các khái niệm không quen thuộc. Thứ ba, dựa trên những phát hiện cho thấy rằng khuôn mẫu cung cấp ít thông tin hơn cho môi trường đối thoại để thảo luận về giá trị của những phát hiện qua các bối cảnh và sắc thái khác nhau trong văn bản, nhóm tác giả đã tổ chức lại cấu trúc của mẫu để tập trung nhiều hơn vào bản chất ngữ cảnh của kiến thức, ý nghĩa nhận thức và các văn bản học thuật như một nguồn để phát triển bản sắc. Thứ tư, theo Tomasek (2009), nghiên cứu đã đưa vào một số câu hỏi hoặc lưu ý để tạo mối liên hệ và ứng dụng trong các bài học và thực tiễn, tiếp cận các giả định đầy thách thức và đưa ra quan điểm khác trong các cuộc thảo luận nhóm. Cuối cùng, khám phá ra các thực hành sáng tạo liên quan đến việc nâng cao khả năng đọc học thuật trong giáo dục đại học là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng, và hội thảo chuyên đề về đọc học thuật mà các tác giả đã thiết kế, phát triển trong nhiều năm qua và sẽ tiếp tục phát triển chắc chắn nằm trong phạm vi hỗ trợ thực hành kiến thức học thuật sáng tạo này.

Huyền Đức lược dịch

Nguồn: Afdal, H. W., Spernes, K., & Hoff-Jenssen, R. (2022). Academic reading as a social practice in higher education. Higher Education, 1-19.https://doi.org/10.1007/s10734-022-00893-x

Ghi chú: Các quan điểm của Tác giả không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tạp chí Giáo dục.

 

Bạn đang đọc bài viết Đọc học thuật như một thực hành xã hội trong giáo dục đại học tại chuyên mục Nghiên cứu và Công bố quốc tế của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn