Chuyên nghiệp hóa việc quản lý sinh viên – Không chỉ là vấn đề về bằng cấp

Hiện nay, ngành giáo dục trên thế giới đang phải đối mặt với vô vàn áp lực trong việc đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề liên quan đến khả năng tiếp cận, sự bình đẳng, sự chuyển giao, hiệu quả và chuẩn hóa, cũng như các hỗ trợ để đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững. Thêm vào đó, sự thành công của sinh viên và khả năng được tuyển dụng cũng được xem là những vấn đề quan trọng hình thành nên một phần của các yêu cầu và kết quả đào tạo trong giáo dục đại học.

Nhằm đối phó với những áp lực này, các cấp giáo dục đại học và chính phủ trên toàn cầu đã cố gắng tìm cách chuyên nghiệp hóa việc công tác và quản lý sinh viên để tăng cường kết quả đào tạo và học thuật song song giữa cục bộ và toàn cầu, xây dựng cộng đồng trí thức, phát triển lý thuyết nhất quán với thực hành, các kế hoạch, sự can thiệp và dịch vụ liên quan. Từ đó, đóng góp một cách đáng kể và bền vững trong việc cung cấp chất lượng giáo dục đại học.

Theo các tác giả thảo luận trong cuốn sách “Higher Education Student Affairs and Services: Global foundations, issues, and best practices”, chuyên nghiệp hóa được xem như là một quá trình tiến bộ không ngừng giúp tái phát minh, tái cấu trúc và liên tục kiểm định, nhằm khẳng định sự tương thích với bối cảnh phát triển và đa phương diện của giáo dục đại học trên toàn thế giới.

Trong lúc xu hướng chuyên nghiệp hóa ngày càng lan rộng ra khắp thế giới, ta cần phải phân biệt "chuyên nghiệp hóa và trở thành một chuyên gia hay hành xử như một người chuyên nghiệp”. Những khác biệt này, mặc dù tinh vi, nhưng là yếu tố cần thiết cho một lĩnh vực mới xuất hiện như công tác và quản lý sinh viên (Student Affairs and Services - SAS). Một tấm bằng chính quy về SAS hiện tại có thể được cung cấp bởi các chương trình đào tạo và chuyên ngành nâng cao, đồng thời hình thành yêu cầu đầu vào và khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới. 

Để nâng cao chất lượng chuyên nghiệp hóa, mảng thực hành học thuật cần phải làm việc có chủ đích, dựa trên lý thuyết và bằng chứng, được bình duyệt, nhân rộng, đồng thời có khả năng tự vận hành và tích hợp. Xây dựng các cộng đồng tri thức là phải cùng nhau phát triển một mô hình khái niệm mà thông qua đó, việc chia sẻ các phân tích phải được thông qua trong khi vẫn duy trì được tính đa dạng về phương pháp và chuyên ngành.

Chuyên nghiệp hóa là một con đường để lĩnh vực về SAS có thể phát triển vị thế và tăng cường tác động của nó trong mảng giáo dục đại học, nhằm phục vụ sự thành công của sinh viên và cả một thể chế. SAS cần phát triển và nắm được rõ các phương pháp tiếp cận chuyên nghiệp hóa theo từng quốc gia riêng biệt, cũng như cung cấp thông tin về chuyên khảo, lý thuyết và thực tiễn ở trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, chuyên nghiệp hóa SAS cũng tồn tại không ít rủi ro trong quá trình vận hành, ví dụ như trong trường hợp một bên cứ vội vàng áp dụng các hệ thống kiến ​​thức từ các nơi khác mà không lắng nghe từ địa phương của mình cần gì đầu tiên. Họ cần phải cải biên quy trình chuyên nghiệp hóa từ các kiến ​​thức và lý thuyết đã nắm rõ sao cho phù hợp với địa phương mình, dựa trên nghiên cứu về thị hiếu của bản địa và do các nhà nghiên cứu đã nắm rõ khái niệm định hướng.

Nguồn:

Birgit Schreiber & Jacqueline Lewis. (September 12, 2020). Professionalising student affairs – More than a matter of degrees. University World News.

Ghi chú: Những quan điểm của tác giả không hẳn là quan điểm của Tạp chí Giáo dục.

Bạn đang đọc bài viết Chuyên nghiệp hóa việc quản lý sinh viên – Không chỉ là vấn đề về bằng cấp tại chuyên mục Nghiên cứu và Công bố quốc tế của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19