Chỉ số đánh giá nhà nghiên cứu, tổ chức và tạp chí: Nghiên cứu trường hợp tại Indonesia

Dưới đây, Tạp chí Giáo dục trân trọng lược dịch và giới thiệu quý bạn đọc về phân tích của Lukman Lukman, Muhammad Dimyati, Yan Rianto, Imam Much Ibnu Subroto, Tole Sutikno, Deden Sumirat Hidayat, Irene M Nadhiroh, Deris Stiawan, Sam Farisa Chaerul Haviana, Ahmad Heryanto, Herman Yuliansyah (2018) trong bài viết với tiêu đề “Proposal of the S-score for measuring the performance of researchers, institutions, and journals in Indonesia”

Công cụ đo lường: Công cụ đo lường hiệu quả nghiên cứu này đã được đề xuất thông qua một cuộc thảo luận nhóm tập trung vào năm 2017. Nhóm chuyên gia đã xác định các chỉ số dựa trên sản phẩm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và tần suất trích dẫn của họ trong Scopus và Google Scholar. Các chỉ số và các hạng mục đánh giá được đề xuất để đo lường hiệu quả hoạt động của không chỉ các tác giả mà còn của các tổ chức. Hiệu suất của các tạp chí được đo lường bằng cách lấy dữ liệu từ các tạp chí Indonesia được lập chỉ mục trong Scopus, hệ thống công nhận tạp chí quốc gia Indonesia và tần suất trích dẫn trong Google Scholar. Dựa trên các mục đánh giá này, điểm S đã được đề xuất.

Các kết quả:

- Các chỉ số và mục đánh giá: Trình bày các mục, nội dung và điểm đánh giá sau đây được chính phủ Indonesia sử dụng để công nhận tạp chí: tên tạp chí, mục tiêu và phạm vi; nhà xuất bản; biên tập và quản lý tạp chí; chất lượng các bài báo; Phong cách viết, định dạng PDF và tạp chí điện tử đều đặn; phổ biến.

- S-score và các chỉ số đo lường hiệu suất: Các chỉ số và mục để đo lường hiệu quả nghiên cứu được xây dựng theo 2 dạng: công thức tính S-score cho các nhà nghiên cứu không có chỉ số H-index và công thức S-score cho các nhà nghiên cứu với chỉ số H-index.

 - Thực hiện và xác minh dữ liệu: Các chỉ số, công thức và mô hình kết quả sau đó được thử nghiệm với các giảng viên đã đăng kí với mã số giảng viên quốc gia tại các trường đại học và các nhà nghiên cứu.

- Ý nghĩa của các chỉ số mới và hạn chế của nó: Nghiên cứu này đề xuất một thước đo mới, được gọi là S-score, để đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà nghiên cứu, các tổ chức và tạp chí dựa trên một tập hợp các mục đánh giá. Hầu hết các mục đánh giá được thiết kế thông qua thảo luận nhóm tập trung. Gần như các tạp chí học thuật được xuất bản ở Indonesia không được liệt kê trong Scopus hoặc Web of Science. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng để chỉ ra một số hạn chế, khó khăn như: Rất khó để xác định và so khớp các nhà nghiên cứu thông qua Google Scholar vì một số nhà nghiên cứu không có ảnh và tên của tác giả trong tiểu sử; các trường thông tin trong Google Scholar và Scopus thường khác với các chi nhánh hiện tại, do đó, việc tìm ra một số lượng xuất bản chính xác từ một tổ chức là rất khó; việc chuẩn hóa trong thực hiện S-score rất khó để so sánh giữa các tác giả, ngành hoặc tổ chức vì các sản phẩm nghiên cứu khác nhau tùy theo lĩnh vực nghiên cứu.

Kết luận

Tuy vậy, cách lam như vậy ở Indonesia là một ví dụ điển hình về một số liệu phù hợp để đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà nghiên cứu, tổ chức và tạp chí ở một quốc gia nơi hầu hết các tạp chí không được lập chỉ mục trong Scopus.

Tài liệu tham khảo

Lukman Lukman, Muhammad Dimyati, Yan Rianto, Imam Much Ibnu Subroto, Tole Sutikno, Deden Sumirat Hidayat, Irene M Nadhiroh, Deris Stiawan, Sam Farisa Chaerul Haviana, Ahmad Heryanto, Herman Yuliansyah (2018). Proposal of the S-score for measuring the performance of researchers, institutions, and journals in Indonesia. Science Editing, 5(2): 135-141.

Bạn đang đọc bài viết Chỉ số đánh giá nhà nghiên cứu, tổ chức và tạp chí: Nghiên cứu trường hợp tại Indonesia tại chuyên mục Nghiên cứu và Công bố quốc tế của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19