Định hình khoa học - chính sách ở châu Âu

Tại Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và chính phủ Liên minh châu u (EU) ở Lisbon vào tháng 3/2000, khoa học lần đầu tiên được xác định (về mặt chính trị) như một trong những động lực chính cho tương lai của EU, bên cạnh với việc triển khai công nghệ thông tin và lời hứa của giới lãnh đạo về một “xã hội thông tin”.

Hội nghị này đã công bố “chiến lược Lisbon” đã công bố một thỏa thuận táo bạo của tất cả các nước EU nhằm “hướng tới việc đưa EU trở thành nền kinh tế tri thức năng động và cạnh tranh nhất trên thế giới, có khả năng tăng trưởng kinh tế bền vững, cung cấp nhiều việc làm hơn và đạt được sự gắn kết xã hội lớn hơn.

Lời hứa này được tiếp nối bằng một cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Âu năm 2002 về việc tăng chi tiêu (công và tư) cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trong Liên minh lên 3% GDP vào năm 2010. Lần đầu tiên, người đứng đầu các chính phủ đề xuất một mức tăng ngân sách đáng kể trong EU cho nghiên cứu. Động thái này đã kích thích cộng đồng khoa học hợp tác và tham gia vào các vấn đề chính sách khoa học để đạt được các mục tiêu đã đề ra cho “Khu vực nghiên cứu châu Âu” (ERA), một khái niệm được đưa ra bởi Ủy viên nghiên cứu châu Âu lúc bấy giờ là Philippe Busquin và là kết quả của các mục tiêu chính trị do các chính phủ EU đề ra. Busquin đã phát triển ý tưởng về ERA như một không gian năng động hội tụ tất cả các tác nhân khoa học và công nghệ ở châu Âu. Khái niệm như vậy sẽ cung cấp một khuôn khổ để thiết lập các ưu tiên chính trị cho chính sách khoa học của EU, bằng cách tập hợp các học viện và ngành công nghiệp xuyên biên giới, các tổ chức và chương trình quốc gia, cũng như các chương trình và sáng kiến ​​tài trợ của Ủy ban Châu Âu (EC).

Mặc dù mục tiêu đầy tham vọng của Busquin đã dần bị thoái trào theo thời gian bởi lợi ích đơn lẻ của từng quốc gia, sự vận động hành lang của các ngành và bùng nổ các yêu cầu của EC về tính hợp pháp độc quyền, nhưng nó đã đóng góp to lớn, ở những cấp độ khác nhau và trong toàn xã hội nói chung, đối với việc củng cố và thúc đẩy một thành tố lớn hơn - sự phát triển của khoa học ở Châu Âu. Trên thực tế, nó đã giúp kích hoạt những nỗ lực hợp tác mới của cộng đồng khoa học ở cấp độ EU, vốn được khuyến khích đóng góp và thực sự định hình tương lai của chính sách khoa học ở châu Âu.

Ở các phần tiếp theo, bài viết lần lượt phân tích về sự tham gia của cộng đồng các nhà nghiên cứu về khoa học sự sống trong ERA (thông qua trường hợp Diễn đàn Khoa học Sự sống châu Âu), các bước đầu tiên trong việc thiết lập và hình thành Hội đồng nghiên cứu châu Âu, quá trình Diễn đàn Khoa học Sự sống châu Âu (ELSF) đặt nền móng cho những bước phát triển đầu tiên của Hội đồng Nghiên cứu châu Âu (ERC), thúc đẩy các ngành nghiên cứu khoa học cơ bản khác tham gia ERC, phân tích thực trạng và định hướng của ERC, v.v…

Nhìn chung, vì lợi ích của các nghiên cứu trong tương lai về khoa học-chính sách và cũng như đóng góp vào các hành động trong tương lai của các nhà khoa học trong khoa học-chính sách, nhóm tác giả đã nỗ lực nhằm đưa ra tổng kết một cách toàn diện nhất có thể một số đặc điểm chính của các quá trình phức tạp trong việc định hình nền khoa học-chính sách châu Âu. Báo cáo này sử dụng một phương pháp truyền thống (có thể coi là cổ điển) là mô tả trực tiếp các sự kiện chính trị và xã hội từ góc nhìn hẹp, nhưng độc đáo của nhà khoa học đã tiên phong tham gia, trong đó họ bày tỏ nỗ lực không chỉ để hành động và chia sẻ kiến ​​thức của mình mà còn để giúp phát triển các công cụ và phương pháp quan sát có thể quan trọng cho tương lai. Nhóm tác giả thậm chí còn ý thức hơn về sự thiếu sót của nghiên cứu về khoa học-chính sách khi cố gắng tìm hiểu các sự kiện lớn mà không có kinh nghiệm trực tiếp về quá trình xã hội và chính trị đang diễn ra, cũng như không có điều kiện để hiểu động cơ và ý nghĩa của hành động của những bên liên quan.

Vân An lược dịch

Nguồn:

Celis, J. E., & Gago, J. M. (2014). Shaping science policy in Europe. Molecular Oncology, 8(3), 447-457. https://doi.org/10.1016/j.molonc.2014.03.013.

Ghi chú: Các quan điểm của tác giả không hẳn là quan điểm của Tạp chí Giáo dục.

Bạn đang đọc bài viết Định hình khoa học - chính sách ở châu Âu tại chuyên mục Nghiên cứu và Công bố quốc tế của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19