Cấu trúc phổ quát của bài báo nghiên cứu

Bài viết trình bày cấu trúc phổ quát của bài báo nghiên cứu theo định dạng IMRaD (Introduction – Đặt vấn đề, Materials and Methods/ Methods – Phương pháp nghiên cứu, Results – Kết quả nghiên cứu, Discussion – Bàn luận) mở rộng.

Như đã trình bày ở các bài trước (xem bài Bài báo khoa học và các dạng bài báo khoa học chính) thì bài báo nghiên cứu (research article) là dạng bài báo khoa học phổ biến nhất. Thông thường nội dung chính của một bài báo nghiên cứu được triển khai theo cấu trúc IMRaD (được phát âm tiếng Anh là /ˈɪmræd/). Trong đó, I (Introduction – Đặt vấn đề), M (Materials and Methods/ Methods – Phương pháp nghiên cứu), R (Results – Kết quả nghiên cứu), a (and – và; đây chỉ là từ nối để đọc cho vần), D (Discussion – Bàn luận) [1]. Cấu trúc IMRaD được bắt đầu sử dụng từ những năm 1940 và được áp dụng cho các bài báo khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Lý do chính để cấu trúc IMRaD được chấp nhận rộng rãi là cấu trúc này giúp các bài báo khoa học được trình bày theo cách dễ hiểu với người đọc và loại bỏ các chi tiết không cần thiết [2].

Tùy theo lĩnh vực và quy định của tạp chí mà cấu trúc IMRaD có thể được thay đổi hoặc điều chỉnh một chút. Cấu trúc đặc thù của một bài báo nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội và nhân văn thường thấy gồm các phần: Tiêu đề (Title), Tóm tắt (Abstract), Từ khóa (Keywords), Đặt vấn đề (Introduction), Tổng quan nghiên cứu (Literature Review), Phương pháp nghiên cứu (Methods), Kết quả nghiên cứu (Results/ Findings), Bàn luận (Discussion), Kết luận, Lời cảm ơn (Acknowledgement) (nếu có), Tài liệu tham khảo (References), Phụ lục (Appendix) (nếu có) [3][4].   

Qua tổng hợp các nguồn dữ liệu, đặc biệt qua phân tích các bài báo nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội và nhân văn được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu của Web of Science và Scopus, cấu trúc của một bài báo nghiên cứu với độ dài 4000-8000 từ và yêu cầu của từng phần có thể được tóm lược trong Bảng 1.

Bảng 1. Tóm tắt các phần của một bài báo khoa học

 

Cần phải lưu ý đây chỉ là một cấu trúc phổ biến của một bài báo nghiên cứu. Các tạp chí có thể có những quy định về định dạng khác nhau cho bản thảo (manuscript) gửi cho tạp chí đó. Do vậy, các tác giả cần kiểm tra thông tin cụ thể trong mục Hướng dẫn dành cho tác giả (Guides/Instructions for Authors) hoặc Hướng dẫn gửi bản thảo (Submission Guides) của tạp chí dự định gửi bài để chuẩn bị bản thảo đúng với yêu cầu của tạp chí.

Tài liệu tham khảo

 [1] Day, R. A. (1989). The origins of the scientific paper: the IMRAD formatAmerican Medical Writers Association Journal, 4(2), 16-18.

[2] Trịnh Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Hữu Cương và Nguyễn Chí Thành. (2020). Cấu trúc phổ quát của bài báo khoa học quốc tế. Trong Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Trung và Nguyễn Tiến Trung (chủ biên), Công bố khoa học giáo dục theo hướng tiếp cận quốc tế (tr. 187-202). NXB Giáo dục Việt Nam.

[3] Foreman, H. (2015). How to get published: What distinguishes a good manuscript from a bad one? https://www.elsevier.com/connect/get-published-what-distinguishes-a-good-manuscript-from-a-bad-one

[4] Kotzé, T. (2007). Guidelines on writing a first quantitative academic article. Pretoria.

Tác giả: TS. Nguyễn Hữu Cương

Ghi chú: Những quan điểm của tác giả không hẳn là quan điểm của Tạp chí Giáo dục.

Bạn đang đọc bài viết Cấu trúc phổ quát của bài báo nghiên cứu tại chuyên mục Khoa học giáo dục và xã hội của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19