Bài viết này dựa trên báo cáo của Scholars at Risk’s report có tựa đề “Những trở ngại đối với sự xuất sắc: Tự do học thuật và Nhiệm vụ của Trung Quốc đối với các trường đại học đẳng cấp thế giới” (tên bài tiếng Anh là: Obstacles to Excellence: Academic Freedom and China’s Quest for World-Class Universities, trên trang web của SAR tại https://www.scholarsa-trisk.org/.
Trong khi giáo dục đại học của Hoa Kỳ đối mặt với việc giảm sự ủng hộ và hỗ trợ của công chúng, thì Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tăng cường đầu tư để đạt được sự xuất sắc, thể hiện rõ trong Kế hoạch Quốc gia về Tái hình thành và Phát triển Giáo dục Trung và Dài hạn và nhiều sáng kiến khác nhau trước đó.
Trong quá trình theo đuổi của Trung Quốc nhằm biến các học viện của mình thành các trường đại học đẳng cấp thế giới, các bảng xếp hạng toàn cầu đã đưa ra các chỉ số đo lường nhằm mục đích thăng tiến. Kể từ giữa những năm 1990, chính phủ Trung Quốc đã cấp kinh phí đáng kể để thực hiện các chương trình như Dự án 211 và 985 nhằm nâng cao danh tiếng của các trường đại học trọng điểm. Sự kiện gần đây nhất là Dự án Đại học Double World Class năm 2017 (the 2017 Double World-Class University Project), nhằm mục đích thành lập 42 trường đại học đẳng cấp thế giới, theo định hướng nghiên cứu và 465 ngành đẳng cấp thế giới vào năm 2049. Các khoản đầu tư của Trung Quốc đã giúp tăng tỷ lệ các tổ chức của họ vươn lên thông qua các trường đại học đẳng cấp thế giới.
Tuy nhiên, trong trường hợp của Trung Quốc, việc tăng cường đầu tư quốc gia vào giáo dục đại học thường vượt xa sự tôn trọng đối với tự do học thuật và quyền tự chủ về thể chế. Các cam đối với các hệ thống xếp hạng, thường xuyên bị chỉ trích vì không đáp ứng đầy đủ các yếu tố cân nhắc về tự do học thuật, tự chủ thể chế và các giá trị giáo dục đại học cốt lõi khác, là nguyên nhân gây lo ngại.
Những trở ngại đối với sự xuất sắc, các mối đe dọa đối với quyền tự chủ thể chế và tự do học thuật được tìm thấy trên khắp Trung Quốc Đại lục - từ Bắc Kinh và Thượng Hải đến các vùng thiểu số Nội Mông, Tây Tạng, và các Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, đến các Đặc khu hành chính Hồng Kông và Ma Cao; thông qua các liên doanh giáo dục đại học Trung Quốc và nước ngoài.
Nguồn: Blackburn Cohen, C. (2019). World-Class Universities and Institutional Autonomy in China. International Higher Education, (99), 26-28. https://doi.org/10.6017/ihe.2019.99.11699.
Lược dịch: Lương Ngọc
Ghi chú: Những quan điểm của tác giả bài báo không hẳn là quan điểm của Tạp chí Giáo dục.