GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Giáo dục học, Hiệu trưởng sáng lập Trường Đại học Giáo dục
Chúc mừng tập thể Tạp chí Giáo dục với truyền thống 20 năm xây dựng và phát triển. Hi vọng, với truyền thống tốt đẹp và những hướng đi đúng, Tạp chí sẽ phát huy tốt hơn nữa vị thế, uy tín, có nhiều đóng góp trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành Giáo dục và Đào tạo, đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực khoa học giáo dục.
Tôi đánh giá cao sự nỗ lực của tập thể cán bộ Tạp chí Giáo dục trong những năm gần đây, đã nỗ lực đổi mới về hình thức, nội dung và sự chuẩn bị cho việc hội nhập quốc tế về xuất bản khoa học. Xuất bản bằng tiếng Anh, theo các tiêu chuẩn xuất bản khoa học quốc tế là một mục tiêu Tạp chí Giáo dục đang hướng tới và là thách thức xứng đáng mà các bạn cần vượt qua.
Gần đây, Tạp chí Giáo dục có sáng kiến giới thiệu, phổ biến các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế về các vấn đề liên quan tới giáo dục, quản lí, lãnh đạo, giáo dục đại học, tự chủ, đổi mới dạy và học, xuất bản khoa học,…. Đây là một hướng đi có ý nghĩa. Tạp chí Giáo dục cần phát huy tốt hơn nữa, khai thác tốt hơn nữa, để phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực tiễn nghiên cứu, đổi mới giáo dục và đào tạo của Việt Nam.
Nhân dịp kỉ niệm 20 năm truyền thống và phát triển của Tạp chí Giáo dục, xin chúc tập thể cán bộ của Tạp chí dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, thành công hơn nữa, sớm đưa Vietnam Journal of Education được xếp hạng trong danh mục các tạp chí châu Á về khoa học giáo dục.
GS.TS. Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên
Để chiến lược giáo dục quốc gia trở thành một giải pháp mạnh, động lực của phát triển đất nước, cần thực hiện 3 giải pháp đột phá, trong đó giải pháp “phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” được xem là then chốt. Do vậy, rất cần cơ sở khoa học, đặc biệt là khoa học về giáo dục con người phải được xem trọng. Tính chuyên nghiệp của Tạp chí Giáo dục nhiều năm đã thể hiện được điều này và thực sự đã có nhiều đóng góp cho lí luận khoa học giáo dục. Hệ thống bài viết có sức nặng về trí tuệ, có giá trị thực tiễn cao và thu hút bạn đọc bởi các thông tin rất bổ ích. Chất lượng nhiều bài báo khoa học đã đạt chuẩn khu vực; đặc biệt các bài báo bằng tiếng Anh có giá trị tham khảo tốt đối với nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu trẻ về khoa học giáo dục.
Trong những năm tới, Tạp chí Giáo dục cần lưu ý, cân nhắc thực hiện một số nhiệm vụ sau: i) Tăng mật độ các bài viết có tính lí luận cao về khoa học tâm lí, giáo dục và phương pháp giảng dạy môn học; ii) Tiếp cận liên ngành là xu hướng và là giải pháp khả thi để nghiên cứu về khoa học giáo dục đi vào thực tiễn có hiệu quả. iii) Nên kết hợp với các trường Đại học và Viện nghiên cứu để tổ chức các hội thảo khoa học lớn về Khoa học giáo dục Việt Nam và ASEAN.
Professor Ly Tran (PhD), Australian Research Council Future Fellow
Chúc mừng Tạp chí Giáo dục tròn 20 tuổi và những đóng góp của tạp chí cho nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam và quốc tế.
Các bài báo của Tạp chí Giáo dục đề cập đến các mảng quan trọng của nghiên cứu giáo dục, cả về mặt nền tảng lí luận giáo dục cho đến thực tiễn giáo dục và quản lý giáo dục. Tạp chí cũng đăng những bài báo chất lượng với chủ đề phong phú đa dạng, từ cơ sở lí luận cho việc phát triển năng lực tự học cho sinh viên, tích hợp giáo dục môi trường, xây dựng mô hình quản lý chất lượng giáo dục đại học cho đến các đề xuất thực tế nhằm phát triển trọng tâm giáo dục nghề nghiệp theo mô hình trường học thông minh. Tạp chí Giáo dục cũng là tạp chí tiên phong trong việc phân tích sâu các vấn đề cấp thiết của giáo dục các cấp ở các vùng xa vùng sâu của Việt Nam, từ lăng kính nghiên cứu giáo dục.
Giai đoạn sắp tới, hy vọng rằng Tạp chí Giáo dục có thể quảng bá rộng rãi những nghiên cứu giáo dục chất lượng của các nhà nghiên cứu Việt Nam đến với thế giới và khuyến khích sự hợp tác học hỏi và xuất bản giữa các nhà nghiên cứu giáo dục trong nước và nước ngoài. Mong muốn Tạp chí Giáo dục giữ vai trò tích cực và tiên phong trong việc phát triển năng lực nghiên cứu cho các cán bộ nghiên cứu giáo dục mới vào nghề và các nghiên cứu sinh trong lĩnh vực giáo dục.
Takiguchi Masaru, Shiraume Gakuen Junior College, Japan
I’m very happy to know that Vietnam Journal of Education will celebrate its 20th anniversary on March 9. I’m also very happy to have a chance to write my article “THE CURRENT SITUATION AND ISSUES WITH ENGLISH LANGUAGE ACTIVITIES IN PRIMARY SCHOOLS IN JAPAN AFTER SIX YEARS OF IMPLEMENTAITON” last year.
I have been watching English lessons in Hanoi City and Hue City for many years and have been much surprised by the progress of teaching method. I understand now that the progress owed to the national support and VJE is the best one. Because the teachers in Vietnam can write their theories and practices to the world.
I hope that you will continue to publish this journal as long as you can. I will try again to write my next article in near future.
Assoc. Prof. Chokchai Yuenyong, Khon Kaen University, Thailand
Vietnam Journal of Education (VJE) is good organizing and powerful journal in Vietnam.
For me, I have good chances to cooperate with VJE. I learned a lot from VJE and developing good relationship with staffs of VJE. I hope that VJE will be indexed in high quality of data bases such as SCOPUS, Web of Science, and others. Congratulations for 20th anniversary of VJE.
Everard van Kemenade, PhD, Senior lecturer/researcher on quality management at the University of Applied Sciences Utrecht.
Chúc mừng Tạp chí Giáo dục Việt Nam!
The Vietnam Journal of Education (VJE, ISSN 2588-1477) is an academic, open access and peer-reviewed publication. The section aims and scope on the website states that the journal encourages the submission of manuscripts from researchers and practitioners around the world from a myriad of academic fields and theoretical perspectives. The VJE has a broad scope of topics and considers original research articles and reviews articles in many branches of educational research like educational policy, student learning, teacher education, international developments, ICT etc...
I have worked in Vietnamese Higher Education as a consultant for years and I published in the VJE. The cooperation has been very professional. The review process has been relatively quick and thorough. The Journal has developed into a serious player in Vietnamese education. Important is the mix of national and international contributions that you can see in most of the issues.
The content of the articles seems to have some sort of focus on teachers in specific subjects (like English, mathematics) and on the development of curricula. Luckily more and more leadership has become a recurring topic since leadership is crucial to improve the quality of education.
The higher education arena gets more and more complex, surely in Vietnam. Complexity requires another quality paradigm. I would recommend giving way to more articles on improvement and innovation of education, preferably from the complexity theory perspective.
Furthermore, It might be a good idea, since the scope of the journal is so broad, to present issues on a specific theme, like e.g. leadership, quality management and complexity.
TS. Phạm Hùng Hiệp, Giám đốc Khoa học, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục Edlab Asia, Thành viên Hội đồng cố vấn, Tạp chí Giáo dục Việt Nam
Tạp chí Giáo dục đã và đang có nhiều đổi mới tích cực theo hướng hội nhập quốc tế trong những năm gần đây. Trong thời gian tới, Tạp chí cần phấn đấu để được chỉ mục trong các danh mục khoa học quốc tế uy tín như ACI, ERIC, Scopus .... Để đạt được các mục tiêu trên, Tạp chí rất cần sự hỗ trợ từ cộng đồng khoa học trong và ngoài nước.
Về phía cá nhân, tôi cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Tạp chí để đạt được những mục tiêu kể trên. Bên cạnh đó, với tư cách là một nhà nghiên cứu về khoa học giáo dục, tôi cũng sẽ luôn xem Tạp chí Giáo dục là một trong những lựa chọn đầu tiên để công bố các kết quả nghiên cứu trong số các tạp chí về lĩnh vực khoa học giáo dục tại Việt Nam.
Hong T. M. Bui (PhD, FHEA), Associate Professor in Higher Education Management Strategy and Organisation Division, School of Management, University of Bath, BA2 7AY, United Kingdom. Director of Education Network, AVSE Global; Associate Editor of The Learning Organization.
Trong thời gian vừa qua, chúng tôi, Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn Cầu (AVSE Global) đã làm việc với PGS. TS. Nguyễn Tiến Trung về sự hợp tác nhằm nâng cao chất lượng Tạp chí Giáo dục Việt Nam (Vietnam Journal of Education - VJE) lên tầm quốc tế. Ông Trung đã rất năng động trong việc quảng bá tạp chí trên cộng đồng mạng của các nhà khoa học từ nhiều nước; chủ động tiếp cận Mạng lưới Giáo dục (EduNet) của AVSE Global nhằm huy động chất xám của các nhà nghiên cứu giáo dục đóng góp cho tạp chí; và quan trọng là có tâm huyết xây dựng Tạp chí lên tầm cao mới.
EduNet của AVSE Global rất vui mừng được cộng tác và đóng góp cho sự phát triển của VJE. Chúng tôi có đề nghị sửa đổi tên sao cho Tạp chí được phủ rộng hơn trong giới nghiên cứu quốc tế. Chúng tôi sẽ tham gia mạnh mẽ vào việc thu hút các bài báo chất lượng cao thông qua các hội thảo quốc tế mà chúng tôi tổ chức tại Việt Nam; tham gia vào hội động biên tập và cố vấn; bồi dưỡng các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam thông qua hợp tác với các trường đại học trong nước để họ đóng góp các bài nghiên cứu có chất lượng cao cho Tạp chí; quảng bá Tạp chí trên một số diễn đàn trên thế giới sau khi có tên mới.
TS. Nguyễn Hữu Cương, Phó Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng, Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Trước hết, xin chúc mừng Tạp chí đã bước sang tuổi 20 - tuổi của sự trưởng thành và tích lũy để phát triển. Là người gắn bó với Tạp chí nhiều năm cả với cương vị là tác giả và người phản biện, có thể thấy, Tạp chí đã có những bước phát triển và cải tiến về chất lượng rõ rệt, đặc biệt là trong năm vừa qua. Nhiều bài báo có chất lượng tốt, có thể sánh ngang với các bài trong cơ sở dữ liệu của Scopus. Đặc biệt, Tạp chí cũng đã thu hút được một số tác giả từ các nước phát triển gửi bài. Điều này cho thấy Tạp chí đã vươn dần ra khu vực và quốc tế. Một điều nữa là Tạp chí được trình bày đẹp, các bài báo được định dạng rất chuyên nghiệp.
Tôi có tham gia tập huấn cho nhiều nhà nghiên cứu trẻ phương pháp nghiên cứu khoa học và viết bài báo, tôi luôn khuyên các bạn đó nếu có ý định công bố kết quả nghiên cứu về giáo dục ở một tạp chí trong nước thì hãy nghĩ đến Tạp chí Giáo dục, cũng như Vietnam Journal of Education (VJE). Ở đây không chỉ là vấn đề đăng bài, mà bản thảo của các bạn sẽ nhận được sự đánh giá khách quan của các nhà bình duyệt, và đặc biệt là những khuyến nghị đề xuất để bản thảo được tốt hơn trước khi đến với độc giả. Tôi cũng có xuất bản nhiều bài báo trong các Tạp chí được chỉ mục trong Web of Science và Scopus, và cũng là thành viên ban biên tập của một số tạp chí quốc tế. Tôi rất mong muốn được thấy VJE có tên trong danh mục các tạp chí của Web of Science và Scopus vào một ngày không xa. Xin chúc Tạp chí tiếp tục phát triển và đạt được những thành công mới.
PGS.TS Nguyễn Gia Cầu, Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Giáo dục
Tạp chí Giáo dục được thành lập trên cơ sở sáp nhập Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (thành lập năm 1969) và Tạp chí Đại học & Giáo dục chuyên nghiệp (thành lập năm 1968). So với các tạp chí tiền thân, nhiệm vụ của Tạp chí Giáo dục nặng nề hơn, bởi trước hết nội dung của tạp chí vừa phải bảo đảm tính khoa học chuyên sâu (tính lí luận) lại vừa phải bao quát mảng đề tài rất rộng từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học, giáo dục sau đại học, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục nghề, từ giáo dục thường xuyên, không chính quy đến giáo dục xã hội, giáo dục gia đình,… Nặng nề và khó khăn hơn nữa bởi làm báo chí trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lí của Nhà nước, sự cạnh tranh của các ấn phẩm báo chí diễn ra rất âm thầm, quyết liệt (trong việc phát hành tới các trường học và cơ sở giáo dục) - đây là một bài toán thách thức luôn được đặt ra là làm sao để giữ vững và tăng được số lượng phát hành.
Cái mới trong phương pháp thông tin, tuyên truyền của Tạp chí là cố gắng thông tin trên cơ sở của các luận điểm, luận cứ, luận chứng (vận dụng phương pháp thực chứng) kết hợp hài hòa giữa tính lí luận và tính thực tiễn trong cách phát hiện vấn đề, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Cách trao đổi, bàn bạc về một số vấn đề bức xúc được đặt ra trong giáo dục và dạy học cũng được chuyển tải trên Tạp chí theo cách riêng mang tính giáo dục, tính văn hóa và khoa học: không thiên về các chi tiết không bản chất, có tính quy chụp, cá nhân chủ nghĩa và tư biện; trao đổi để làm sáng tỏ vấn đề, tiếp cận chân lí. Một trong những nhiệm vụ của Tạp chí Giáo dục là phục vụ đông đảo cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên, phục vụ cho việc nhân điển hình tiên tiến,… nên Tạp chí đã coi trọng việc đăng tải các bài viết phân tích về kinh nghiệm giáo dục, thực tiễn giáo dục, nhân tố mới trong giáo dục, giáo dục xã hội,… Qua các bài viết đó, Tạp chí muốn khẳng định một cách tiếp cận đúng đắn khác về khoa học giáo dục: con đường tổng kết kinh nghiệm.
Tuổi 20 tràn đầy sức sống, sự tự tin, niềm lạc quan và không ngừng phát triển. Với tuổi 20, Tạp chí Giáo dục đang ở vào thời kì mà nội lực, vị thế và uy tín khoa học được khẳng định, đã tích lũy được những bài học kinh nghiệm quý báu cho chặng đường sắp tới. Hi vọng và chắc chắn Tạp chí còn phát triển lên những bước mới cao hơn, xa hơn để phục vụ xuất sắc hơn nữa cho Bộ, Ngành và đông đảo bạn đọc.
TS. Trần Bá Dung, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam
Các tạp chí nói riêng, lĩnh vực báo chí nói chung đứng trước nhiều thách thức. Một số thách thức có thể kể đến là có sự cạnh tranh gay gắt về thị phần, công chúng, có sự lấn át của báo mạng điện tử và mạng xã hội với báo in nói chung, tạp chí nói riêng. Công chúng bị chia nhỏ cho rất nhiều thị phần truyền thông, thậm chí thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin theo hướng giải trí nhanh, ngắn, rẻ, thuận tiện – vốnkhông phải ưu thế của tạp chí, v.v… Tuy nhiên, tạp chí các Bộ là tạp chí chuyên ngành, lại có thế mạnh riêng. Đó là, có đối tượng bạn đọc ổn định, có chuyên môn; lực lượng cộng tác viên có chất lượng chuyên môn cao. Tạp chí là cơ quan lí luận chuyên ngành, thông tin chuyên ngành không thể thiếu của các Bộ; là cơ quan ngôn luận chính thức của Bộ, ngành; cơ quan tổng kết thực tiễn - đúc kết lí luận các vấn đề chuyên môn cũng như quản lí của ngành. Công chúng của tạp chí chuyên ngành các Bộ là lợi thế lớn, nếu biết khai thác. Chưa kể, nhiều tạp chí của Bộ, ngành được biên chế, hỗ trợ cơ sở vật chất, được cấp kinh phí hoạt động ổn định.
20 năm phát triển của Tạp chí Giáo dục, tôi không theo dõi sát được. Nhưng rõ ràng Tạp chí được tổ chức lại như hiện nay là một hướng đi đúng, phù hợp tính chất và xu thế phát triển báo chí, nhất là báo chí chuyên ngành. Giáo dục ngày càng phát triển về quy mô và ngành nghề, tính chất chuyên môn ngày càng cao thì Tạp chí Giáo dục càng có cơ hội phát triển. Tôi thấy tạp chí phục vụ đúng nhu cầu của bạn đọc trong ngành, nhất là nhu cầu chuyên môn sâu phục vụ công tác quản lí, giảng dạy - đào tạo, nghiên cứu và học tập; tạo được sự tin cậy về chuyên môn. Tuy nhiên tầm ảnh hưởng chưa rộng, chưa mạnh như vị thế vốn có.
Tạp chí khoa học cần nâng cao hơn nữa chất lượng phân tích chuyên sâu, giải thích thuyết phục các quan điểm, chủ trương, chính sách giáo dục, triết lí và phương pháp giáo dục, phản ánh đúng thực tiễn và phản biện giáo dục một cách khoa học, nhất là phản biện các chính sách công trong lĩnh vực GD-ĐT. Đối với tạp chí, cần tổ chức tốt thông tin chuyên đề, thông tin tư liệu, thông tin hướng dẫn nghiệp vụ và kết nối, khai thác tốt các kho tàng dữ liệu tri thức. Tạp chí khoa học phải là cẩm nang chuyên ngành.