Bài viết phân tích một cách toàn diện tác động hai chiều của công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI), đặc biệt là ChatGPT, đối với môi trường giáo dục đại học. Trước những cơ hội và thách thức mà ChatGPT đặt ra, nhiều cơ sở giáo dục đại học vẫn đang gặp khó khăn trong việc thiết lập các chính sách rõ ràng nhằm kiểm soát và định hướng việc sử dụng công nghệ AI một cách có trách nhiệm và hiệu quả.
Trong bối cảnh chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo đang làm thay đổi sâu sắc cấu trúc phát triển của các quốc gia, giáo dục được xác định là nền tảng then chốt cho chiến lược phát triển bền vững. GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) – nhận định, một hệ thống giáo dục hiện đại không thể được kiến tạo nếu thiếu đi nền tảng triết lý rõ ràng và nhất quán làm cơ sở định hướng cho các chính sách.
Trong giáo dục đại học, việc tích hợp các hệ thống quản lý học tập (LMS) và trí tuệ nhân tạo (AI) mang đến nhiều cơ hội, thách thức và mối quan tâm về đạo đức tiềm ẩn. Bài viết sẽ chia sẻ một số kết quả nghiên cứu và khuyến nghị đối với các trường đại học về chủ đề này.
Trong bối cảnh chuyển đổi số, yêu cầu nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo đang trở thành nhiệm vụ cấp thiết đối với mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục. Từ một hệ thống vận hành theo mô hình truyền thống, giáo dục đang trải qua quá trình tái cấu trúc dưới tác động của công nghệ mới và môi trường số hóa. Một tiếp cận tích hợp đang nhận được nhiều quan tâm là xây dựng hệ sinh thái giáo dục số – không gian tương tác giữa con người, công nghệ, chính sách và thích ứng trong giáo dục hiện đại.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI), việc bảo đảm tính xác thực trong đánh giá học tập đang trở thành một trong những thách thức lớn đối với giáo dục đại học toàn cầu. Bài viết này phân tích sự khác biệt căn bản giữa các hình thức thay đổi mang tính ngôn luận và các điều chỉnh mang tính cấu trúc trong thiết kế đánh giá, qua đó đề xuất hướng tiếp cận mới nhằm bảo vệ uy tín học thuật và đảm bảo chuẩn đầu ra trong bối cảnh GenAI ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Việc thiết kế chuỗi nhiệm vụ học tập có định hướng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy học các khái niệm hình học ở bậc trung học. Thông qua quá trình trải nghiệm, trao đổi và phản tư, học sinh không chỉ được hỗ trợ trong việc tiếp cận nội dung toán học, mà còn phát triển tư duy một cách sâu sắc và bền vững hơn.
Niềm tin giảng dạy không chỉ góp phần định hình cách thức tổ chức lớp học, mà còn đóng vai trò nền tảng trong quá trình phát triển nghề nghiệp của giáo viên. Với các phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm như học tập dựa trên dự án, việc xây dựng niềm tin sư phạm đòi hỏi sự kiên định, linh hoạt và thích ứng cao trước những thay đổi của thực tiễn lớp học.
Toán học vẫn là một lĩnh vực tạo áp lực đối với nhiều sinh viên sư phạm tiểu học, ngay cả khi họ đã tiến gần đến vai trò người dạy. Điều này thường bắt nguồn từ trải nghiệm học tập không tích cực, phương pháp tiếp cận chưa phù hợp và quan niệm lâu nay toán là môn học khó. Tuy nhiên, khía cạnh này vẫn chưa được quan tâm đầy đủ trong công tác đào tạo giáo viên, tạo nên khoảng trống trong chuẩn bị năng lực dạy Toán tiểu học.
Để nâng cao hiệu quả giời học, không chỉ đòi hỏi giáo viên cần làm chủ kiến thức và phương pháp mà còn đòi hỏi khả năng linh hoạt vận dụng ngay trong giờ học. Việc khám phá mối quan hệ giữa năng lực lý thuyết (PCK on-action) và thực hành (PCK in-action) sẽ mở đường cho các chương trình bồi dưỡng chuyên môn liên tục và cải thiện điều kiện dạy học, từ đó thu hẹp khoảng cách giữa hiểu biết và hành động.
Dù kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò then chốt trong việc học Toán, nhiều học sinh vẫn gặp khó khăn, nhất là khi tiếp cận những nội dung phức tạp. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự ổn định cảm xúc trong quá trình làm bài có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả học tập, từ đó gợi mở những cách tiếp cận mới để nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán.
Trước áp lực ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay từ ghế nhà trường trở nên cấp thiết, với giáo viên là lực lượng dẫn dắt quan trọng. Quan sát từ hai quốc gia Kazakhstan và Uzbekistan cho thấy những khác biệt đáng chú ý trong thái độ, hành vi và hiểu biết môi trường của sinh viên sư phạm.
Trong bối cảnh giáo dục không ngừng đổi mới, công nghệ thực tế tăng cường (AR) ngày càng khẳng định vai trò trong nâng cao chất lượng dạy và học. Việc ứng dụng AR giúp phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở, đồng thời mở ra hướng tiếp cận mới trong thiết kế chương trình và đào tạo giáo viên thời đại số.
Việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục đang mở ra một chương mới tại các trường đại học Palestine. Một nghiên cứu định tính gần đây đã tiếp cận trực tiếp trải nghiệm của 21 giảng viên đại học để hiểu rõ hơn về cách họ nhìn nhận và tương tác với AI trong giảng dạy. Qua đó, bức tranh hiện lên không chỉ là sự lạc quan về tiềm năng đổi mới mà còn là những băn khoăn sâu sắc về đạo đức, hạ tầng và vai trò không thể thay thế của con người.
Một công trình mới công bố trên Cogent Education đã khẳng định tính hiệu quả của mô hình lớp học đảo ngược trong việc nâng cao thành tích ngữ pháp cho sinh viên năm nhất không chuyên tiếng Anh tại các trường đại học Ethiopia. Thông qua thiết kế bán thực nghiệm, bài viết cung cấp bằng chứng thống kê về hiệu quả của mô hình, đồng thời cho thấy tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong các bối cảnh giáo dục đang đối mặt với thách thức về sĩ số lớp học, thời lượng giảng dạy và năng lực tự học hạn chế.
Trước làn sóng phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo sinh ngữ (GenAI), giáo dục đại học toàn cầu đang chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể trong phương pháp đánh giá học tập. Trong đó, phản hồi do AI tạo sinh và hình thức đánh giá vấn đáp nổi lên như hai trục chính trong nỗ lực đổi mới công cụ kiểm tra và hỗ trợ người học. Bài viết sau làm rõ cách sinh viên tiếp nhận và đánh giá phản hồi từ AI so với giảng viên, đồng thời xác định các yếu tố thúc đẩy hiệu quả của các hình thức đánh giá vấn đáp.
Cải cách kì thi tuyển sinh đại học tại Trung Quốc cho thấy tuyển sinh đại học không chỉ là quá trình lựa chọn thí sinh mà còn là một cơ chế quan trọng nhằm điều tiết công bằng giáo dục giữa các vùng miền và các nhóm xã hội.
Giáo dục đại học trực tuyến (OHE) đang trở thành một hướng đi chiến lược nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận tri thức trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu. Tuy nhiên, tỷ lệ bỏ học cao trong các chương trình này, đặc biệt ở nhóm sinh viên nông thôn, đang đặt ra những thách thức đáng kể đối với các cơ sở giáo dục đại học. Dựa trên một số nghiên cứu quốc tế mới công bố, bài viết phân tích các yếu tố dự báo nguy cơ bỏ học và đề xuất các hàm ý chính sách phù hợp cho bối cảnh giáo dục Việt Nam.
Lựa chọn trường đại học không còn chỉ dựa vào điểm số mà là sự tổng hòa của nhiều yếu tố xã hội, tài chính và định hướng cá nhân. Đây là phát hiện nổi bật từ một nghiên cứu khảo sát hơn 1.200 học sinh lớp 12 tại thành phố Đà Nẵng.
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ số đang phát triển với tốc độ vượt bậc, các kỳ thi quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) tại Việt Nam, đang phải đối diện với những nguy cơ mới về gian lận thi cử. Kỳ thi năm 2025 không chỉ đánh dấu bước chuyển mình về mặt chương trình giáo dục mà còn là dịp để giáo dục Việt Nam củng cố năng lực ứng phó với các hình thức gian lận mới, thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ quốc tế.