Trong bối cảnh chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp thanh tra, kiểm tra chặt chẽ công tác chấm thi tốt nghiệp THPT nhằm đảm bảo tính nghiêm túc, minh bạch và công bằng trong kỳ thi quan trọng này.
Ngày 26/6/2025, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi. Việc thông qua Nghị quyết là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế phát triển giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục mầm non, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ giai đoạn đầu đời. Nghị quyết gồm 6 điều, có hiệu lực ngay khi được Quốc hội thông qua.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) để lấy ý kiến góp ý theo quy định. Dự thảo Luật gồm 9 chương và 50 điều, được xây dựng bám sát chủ trương của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, điều ước quốc tế và thực tiễn trong nước; bảo đảm tính kế thừa, phát triển và kiến tạo hành lang pháp lý đổi mới phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Trong Dự thảo, nổi bật là nội dung về cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Trong bối cảnh mạng lưới giáo dục đại học còn phân tán, việc quy hoạch lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả là yêu cầu cấp thiết. Quá trình quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học sẽ giúp tinh gọn hệ thống, tập trung nguồn lực vào những nơi thực sự có tiềm năng phát triển.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) 2025 đã hoàn tất phần thi, bước vào giai đoạn then chốt của quá trình chấm thi và xét công nhận tốt nghiệp. Trong bối cảnh sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và đào tạo (GDĐT) tiếp tục chỉ đạo sát sao, tăng cường thanh tra, kiểm tra để đảm bảo các khâu chấm thi, công bố điểm, phúc khảo và tuyển sinh được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế, đúng tiến độ.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 không chỉ là một cột mốc quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục, mà còn là phép thử đầu tiên quy mô toàn quốc để kiểm chứng tính hiệu quả của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sau khi hoàn tất chu trình đầu tiên. Với hơn một triệu thí sinh dự thi, kỳ thi năm nay được kỳ vọng là thước đo phản ánh chất lượng dạy và học, từ đó giúp hoàn thiện chính sách và tổ chức giáo dục trong giai đoạn tới.
Trong bối cảnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đang được tái cấu trúc để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập suốt đời, các trung tâm GDNN, giáo dục thường xuyên (GDTX) đang đứng trước bước chuyển mình lớn, với kỳ vọng trở thành mắt xích quan trọng trong phân luồng, đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực linh hoạt cho tương lai.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) 2025 đánh dấu bước thay đổi quan trọng trong cách ra đề thi, bám sát theo mục tiêu phát triển năng lực người học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đề thi tăng cường phân hóa và hướng đến năng lực vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn của người học.
Kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm không chỉ là vấn đề quản lý về văn bản, mà còn là bài toán cải cách toàn diện từ chương trình, phương pháp giảng dạy đến cơ chế vận hành nhà trường và chính sách đãi ngộ giáo viên. Cải cách quản lý dạy thêm, học thêm là một phần không thể tách rời trong tổng thể cải cách giáo dục.
Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đã chính thức được thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, vào ngày 26/6/2025 với tỷ lệ tán thành 436/439 đại biểu có mặt đồng ý, đạt 99,3%. Đây là lần đầu tiên, một nghị quyết chuyên đề của Quốc hội dành riêng cho giai đoạn giáo dục mầm non, thể hiện rõ sự ưu tiên chiến lược của Nhà nước trong việc đầu tư phát triển con người từ những năm đầu đời.
Nước ta có 150 trường đại học, cao đẳng có ngành đào tạo liên quan tới công nghệ thông tin và truyền thông, khoảng 74 ngàn doanh nghiệp về công nghệ. Tuy nhiên, công tác đào tạo nhân lực về công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong thực tiễn chưa tương xứng.
Ngày 12/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 143/2025/NĐ-CP (Nghị định số 143) quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là một trong số 28 Nghị định về phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp.
Để buổi học thứ hai thực sự là cơ hội phát triển toàn diện cho học sinh, không trùng lặp, không trở thành gánh nặng cho phụ huynh, đòi hỏi những nguyên tắc cốt lõi, sự chung tay từ chính quyền, nhà trường và cộng đồng.
Để thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật then chốt và công nghệ chiến lược, Bộ Giáo dục và đào tạo (GDĐT) đã giới thiệu Dự thảo Nghị định quy định chính sách học bổng cho người học các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật then chốt và công nghệ chiến lược. Chính sách này được kỳ vọng sẽ tạo động lực mạnh mẽ nhằm thu hút và giữ chân các tài năng trẻ, đồng thời góp phần xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao.
Trường học hạnh phúc không còn là khái niệm mới, nhưng để phát huy hiệu quả mô hình này cần sự thay đổi đồng bộ từ chính sách, quản lý đến từng trường, lớp học. Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện con người, nhiệm vụ xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, không bạo lực học đường càng trở nên cấp thiết.
Giáo dục vùng khó luôn được quan tâm đặc biệt trong chiến lược phát triển toàn diện đất nước. Đặc biệt, độ ngũ giáo viên mầm non ở những địa phương này đang phải gánh trên vai áp lực kép: vừa thiếu thốn cơ sở vật chất, vừa thiếu hụt nhân lực. Luật Nhà giáo sửa đổi và Nghị định 66/2025/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ tháo gỡ điểm nghẽn trong chính sách, giúp “giữ chân” và “tiếp sức” cho những nhà giáo nơi đây.
Đội ngũ nhà giáo là lực lượng then chốt quyết định chất lượng và sự phát triển bền vững của nền giáo dục quốc gia. Việc bảo đảm quyền hành nghề, cải thiện chính sách đãi ngộ và xây dựng cơ chế thu hút nhân tài vào ngành sư phạm không chỉ là những đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn mà còn là giải pháp chiến lược để đầu tư cho tương lai của đất nước.
Việc phát triển khoa học và công nghệ không còn là lĩnh vực riêng biệt của các viện nghiên cứu hay doanh nghiệp mà đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học. Đại học đang dần khẳng định vị trí trung tâm trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia, trực tiếp góp phần hình thành năng lực công nghệ nền tảng cho đất nước, thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao tri thức.
Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, suy giảm tài nguyên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe gia tăng, việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho các ngành khoa học cơ bản, đặc biệt là khoa học sự sống đã trở thành yêu cầu cấp thiết để giải quyết các vấn đề cốt lõi của nhân loại.
Trong kỷ nguyên của đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát triển dựa vào đại học đang trở thành mô hình chủ đạo tại nhiều quốc gia tiên tiến, Việt Nam không đứng ngoài xu thế đó. Việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, cùng các chính sách chiến lược đang mở ra cơ hội để đại học Việt Nam trở thành “đầu tàu” dẫn dắt công cuộc phát triển quốc gia.