Thị trường giáo dục đại học: mối quan hệ cung – cầu

Theo giả định về mô hình thị trường giáo dục đại học, mức học phí được xác lập sao cho có sự cân bằng giữa lượng cung và lượng cầu; do đó, mức học phí sẽ vi phạm giả định trực giao bình phương nhỏ nhất thông thường và nhờ vậy, có khả năng đóng góp cho cả hai mặt giáo dục đại học

Mô hình này cho phép điều chỉnh một mô hình bình phương nhỏ nhất để tính đến sự hiện diện của các biến nội sinh. Chúng ta có thể phân biệt giữa hai khái niệm: một bên là khoảng dịch chuyển của học phí và một bên là sự chuyển dịch nguồn “cầu” bằng cách sử dụng các biến công cụ. Theo đó, các nhà nghiên cứu tạo ra một mô hình ước tính trạng thái cân bằng thị trường thông qua ba phương trình đồng thời: phương trình cầu, phương trình cung và điều kiện cân bằng thị trường. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định J nhằm kiểm tra các giả định về tính đồng nhất và kiểm định Sargan để kiểm soát số lượng biến công cụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù các mô hình lý luận trình bày trong công trình không phản ánh được toàn bộ các yếu tố liên quan đến cung và cầu trong giáo dục đại học, nhưng chúng có thể giúp ích trong việc so sánh các chính sách của các quốc gia khác nhau liên quan đến vấn đề học phí trong giáo dục đại học dưới một khung lý thuyết chung.

Theo đó, cả yếu tố cung và cầu đều góp phần vào sự ổn định và cân bằng của thị trường. Giữa “cung” và “cầu” có chia sẻ một số yếu tố con chung, chẳng hạn như mức học phí, và những yếu tố con này lại phụ thuộc vào những đặc trưng riêng của từng vùng, từng nền văn hoá. Những “chìa khoá” then chốt của thị trường giáo dục đại học châu Âu bao gồm học phí và chi tiêu công cho giáo dục ở phía “cung”, và vấn đề học phí, khả năng tài chính, chi phí hỗ trợ sinh viên và thương hiệu ở phía “cầu”. Điều này ngụ ý rằng không chỉ các biến số liên quan đến tài chính có tác động, mà còn có chỗ cho cả các cơ hội và vấn đề về thương hiệu của Nhà trường. Từ góc nhìn này, gợi ý chính sách đầu tiên là với cùng một mục tiêu chính sách (gia tăng dân số có trình độ đại học) có thể đạt được bằng cách thay đổi biến “cầu” (tăng cường hỗ trợ chi phí cho sinh viên) hoặc biến “cung” (trực tiếp hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học). Hàm ý chính sách thứ hai là các chính sách giải quyết cung hoặc cầu cần giải quyết được càng nhiều trường hợp “bất thường” càng tốt. Nói cách khác, các chính phủ muốn gia tăng tỉ lệ dân số có trình độ đại học cần phải thực hiện các chính sách bổ sung, thiết kế chúng theo khía cạnh của thị trường đang quan tâm.

Vân An lược dịch

Nguồn:

Mattia Cattaneo, Alice Civera, Michele Meoli & Stefano Paleari (2019). Analysing policies to increase graduate population: do tuition fees matter?. European Journal of Higher Education. DOI: 10.1080/21568235.2019.1694422

Ghi chú: Các quan điểm của tác giả không hẳn là quan điểm của Tạp chí Giáo dục.

Bạn đang đọc bài viết Thị trường giáo dục đại học: mối quan hệ cung – cầu tại chuyên mục Nghiên cứu và Công bố quốc tế của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19